ĐAU THẮT LƯNG – PHÒNG BỆNH HƠN CHỮA BỆNH

Một trong các nghiên cứu chỉ ra rằng việc đau thắt lưng có thể xảy ra ở bất cứ ai bất cứ độ tuổi nào, dù là người già hay trẻ nhỏ đều có thể bị mắc chứng bệnh này. Và vì sao người trẻ cũng có thể đau thắt lưng? Hãy cùng YOYA khám phá để biết thêm về sức khỏe và cơ thể của chúng ta qua những chia sẻ sau.

1. Đau thắt lưng là gì?

Đau thắt lưng là tình trạng đau đớn xảy ra ở phần dưới của cột sống. Mà lưng lại được tạo thành từ các đốt của xương sống, đĩa đệm, tủy sống ( chứa các dây thần kinh), cơ và dây chằng. 

Trong đó, cơ ở lưng và bụng giúp nâng đỡ cột sống. Vì thế, chấn thương ở khu vực này có thể gây đau nhức, cơn đau tùy vào mức độ nặng nhẹ của mỗi người có thể vài ngày hoặc là mãn tính cả đời.

Đây cũng là một trong những căn bệnh phổ biến thường gặp trong lao động sản xuất và cả cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

2. Những ai dễ bị đau thắt lưng nhất?

Những người đau thắt lưng thường gặp là những người cao tuổi, những người lao động nặng, những người thường hay ngồi quá nhiều ở một tư thế, ít vận động hoặc có thể do chấn thương, thói quen sinh hoạt, vận động hằng ngày,v..v… 

Tuy vậy, bệnh này có thể xảy đến với bất cứ ai, từ người già đến trẻ nhỏ, và bất kì ngành nghề nào đặc biệt thường gặp ở những người bê vác thủ công.

3. Nguyên nhân của bệnh lý đau thắt lưng

Một số bạn trẻ không quan tâm quá nhiều tới vấn đề xương khớp và thường nghĩ rằng đau thắt lưng là bệnh của người trung niên và người già. Thói quen nuông chiều bản thân khiến nhiều người dành ít thời gian quan tâm đến các vấn đề về xương khớp. Hơn nữa, công việc bận rộn, mong muốn tìm tòi, khám phá những điều mới lạ của cuộc sống cũng là một trong những nguyên nhân khiến người trẻ ít chú ý đến sức khỏe của mình.

3.1. Nguyên nhân chủ quan

Lối sống sinh hoạt kém hiệu quả: Dưới đây là một số sai lầm trong lối sống sinh hoạt gây ra các hệ quả về xương khớp.

  • Dành quá nhiều thời gian cho game, xem tivi, lướt web thậm chí là dán mắt vô máy tính gần như cả một ngày. Khi đó tất cả trọng lượng cơ thể đều dồn vào cơ hông và mông, cột sống thì làm nhiệm vụ chống đỡ, giữ cho lưng thẳng trong thời gian dài, lâu dần sẽ gây ra hiện tượng đau nhức ở vùng thắt lưng
  • Ngủ sai tư thế : nằm úp, nằm co ro như con tôm, cổ không thẳng. Đây là những tư thế làm tăng áp lực lên cột sống, khiến đốt sống căng lên , lâu dài sẽ gây ra hiện tượng đau thắt lưng cấp tính. Vì thế, chúng ta khi ngủ nên nằm thẳng, nằm ngửa để cột sống luôn được thoải mái. 
  • Đột ngột xoay chuyển cơ thể khiến cơ thể mất thăng bằng dẫn đến chênh lệch xương khớp, tuy chênh lệch không quá lớn nhưng sẽ khiến đau thắt lưng. 
  • Ăn quá nhiều đồ ăn không tốt cho sức khỏe như : đồ chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ hộp, đồ ăn nhiều dầu mỡ.
  • Ít vận động, ngồi nhiều cũng khiến xương khớp dễ bị tê mỏi.
  • Chế độ ăn uống, ngủ nghỉ không hợp lý, gây mất thăng bằng trong việc đưa dưỡng chất bổ sung cho xương khớp

3.2. Nguyên nhân khách quan

3.2.1. Tính chất công việc

Ngồi nhiều hoặc bưng bê các vật nặng. Khi bạn bê vật nặng với tần suất quá nhiều khiến cơ thể bị quá tải, các cơ và xương bị căng ra khiến cho cột sống bị tổn thương nặng nề gây ra đau lưng.

3.2.2. Do bệnh lý

Thoát vị đĩa đệm: là tình trạng nhân nhầy trong các bao xơ thoát ra ngoài, chèn ép lên các rễ thần kinh, gây ra những cơn đau đớn, khó chịu.

Thoái hóa cột sống: thường gặp ở người cao tuổi do tình trạng thoái hóa tự nhiên, nhưng hiện nay bệnh cũng đang có xu hướng trẻ hóa. 

Loãng xương: làm cho xương giòn , xốp và yếu đi, điều này dẫn đến việc xương rất dễ bị tổn thương và rất dễ gây ra bệnh đau thắt lưng.

Viêm khớp: là tình trạng viêm ở khớp, và nó có thể ở bất kì chỗ nào.

Sỏi thận:

  • Do vị trí của thận: Hai quả thận là bộ phận nằm đối xứng qua cột sống ở vị trí ngang đốt ngực T11 đến đốt sống thắt lưng L3. Thế nên, khi sỏi thận xuất hiện ở trong thận khiến cho triệu trứng lan sang bộ phận thắt lưng xung quanh.
  • Do mức độ tổn thương khi bị sỏi thận: Sỏi thận càng to có thể gây tắc nghẽn và làm cản trở lưu thông, khiến áp lực tăng thêm ở thận. Đôi khi , sỏi thận di chuyển làm thận bị tổn thương, nhiễm trùng, gây ra những cơn đau quặn thắt ở hố thắt lưng.

Béo phì: Là khi lượng mỡ ở vùng bụng tăng sẽ làm cho đường cột sống phải căng ra, kéo khung xương chậu về phía trước khiến cơ lưng bị siết chặt, gây căng cơ , làm người bệnh bị đau nhức cột sống lưng

Do chấn thương: Tùy vào mức độ tổn thương và bị ở đâu sẽ gây ra các cơn đau từ nặng đến nhẹ

4. Tình trạng đau thắt lưng hiện nay

Theo số liệu thống kê của tổ chức y tế thế giới WHO, 80% người dân đều bị ít nhất 1 lần đau thắt lưng dưới trong suốt cuộc đời. Tỉ lệ Việt Nam mắc chứng bệnh này cũng tương tự một số quốc gia trên thế giới. Hơn 1/3 những người mắc bệnh này đều trong độ tuổi lao động từ 20-50 tuổi.

Trong đó, 65 – 80% người trưởng thành bị đau cột sống thắt lưng cấp tính hoặc đau từng đợt trong đời ; khoảng 10% trong số này sẽ đau kéo dài và trở lên mãn tính.

Tình trạng này cũng thường xảy ra ở một số người trung niên và người cao tuổi bởi họ đang đến tuổi bị thoái hóa cột sống, các cơ khớp không được linh hoạt do bị mài mòn dần mất đi lớp sụn bảo vệ các khớp xương.

Hầu như, các bệnh xương khớp đang dần được trẻ hóa khi số người lao động ở tuổi này không chăm lo tới các vấn đề sức khỏe của bản thân mà khá buông thả nó

5. Dấu hiệu nhận biết bệnh lý đau thắt lưng

Dưới đây là các dấu hiệu khi bị đau thắt lưng, người bệnh sẽ bị các triệu chứng sau :

  • Đau nhẹ có thể bị vài hôm; đau nặng cơn đau kéo dài khiến bạn không thể vận động.
  • Đột ngột đau nhói, đau âm ỉ ở lưng. Đau nhiều ở lưng dưới.
  • Đau nghiêm trọng hơn sau khi nâng nhấc vật nặng, ngồi quá lâu một chỗ, hoặc nằm bất động.
  • Có thể bị đau lan xuống hông, xuống chân hoặc xuống cả lòng bàn chân. Hầu hết triệu chứng sẽ bị vài ngày hoặc vài tuần hoặc trở thành mãn tính và cần cần điều trị dài.
  • Những người mắc cũng có thể gây sụt cân 🡪 sốt 🡪 viêm hoặc sưng ở lưng sau đó đau thắt ở lưng , nằm hoặc nghỉ ngơi không đỡ, đau lan tới chân, đầu gối hoặc tiểu tiện không tự chủ

6. Cách phòng tránh đau thắt lưng cho mọi nhà

6.1. Trong sinh hoạt thường ngày

Không nên mang vác vật nặng mà hãy sử dụng các công cụ hoặc nhờ người làm cùng mình.

Vận động cơ thể từ 15 phút đến 45 phút với những bài tập tốt cho cơ thể.

Chú ý tới những tư thế phù hợp khi nằm khi ngồi và cả khi đứng tốt cho cột sống.

Giảm cân nếu bạn thừa cân

6.2. Khám sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe là một việc nên làm. Hãy khám sức khỏe toàn thân để đảm bảo cơ thể bạn luôn khỏe mạnh, đồng thời có thể phát hiện những bệnh lý nguy hiểm vừa có thể kịp thời có biện pháp điều trị tốt nhất. Một năm ít nhất nên khám sức khỏe 2 lần/năm.

6.3. Chú ý đến chế độ ăn uống

Đối với những người bị đau xương khớp: Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học và cân bằng, bổ sung các thực phẩm hợp lý

Nên ăn những thực phẩm sau:

  • Bổ sung thực phẩm giàu canxi:  các loại đậu, hạt, cá mòi, hạnh nhân, sữa, phô mai, các loại rau, ….
  • Thực phẩm giàu vitamin D, E, K,C: hàu, tôm, các loại nấm, cá hồi, cải xanh, đậu nành, cà chua, hạnh nhân, bơ, dâu tây,….
  • Thực phẩm giàu axit béo omega-3: đậu nành, quả óc chó, cá hồi, cá cơm,….
  • Các loại hạt: hạt lanh, hạt nhân, hạt dẻ, hạt vừng,….
  • Các thực phẩm giàu kali, mangan: các loại trái cây khô, trái cây tươi, khoai tây, củ dền, trứng, cá hồi,….
  • Gừng, nghệ, các loại quả mọng

Thực phẩm nên tránh:

  • Thực phẩm giàu đạm
  • Thực phẩm dầu mỡ , chất béo: đồ ăn nhanh, đồ hộp, đồ chế biến sẵn và đồ nhiều chất béo
  • Thức ăn nhiều muối
  • Thực phẩm cay nóng
  • Các chất chứa cồn, chất kích thích như rượu bia, thuốc lá

6.4. Tăng cường luyện tập

Nên tập các bài tập nhẹ nhàng giúp thư giãn gân cốt, làm bớt nhức mỏi kèm theo đơn thuốc được bác sĩ kê đơn. Tập từ 15 – 45 phút.

    Lưu ý:

  • Đối với người bị xương khớp không nên tập các bài quá sôi động, quá mạnh với những động tác không phù hợp với tuổi, với bệnh của mình.
  • Nên có một chế độ luyện tập hợp lí, thường xuyên.
  • Chú ý tới các tư thế để điều chỉnh cho đúng
physiotherapy

7. Phương pháp điều trị đau thắt lưng hiệu quả

7.1. Phương pháp tại nhà

7.1.1. Tác dụng nhiệt

Đây là một trong những phương pháp dễ làm nhất, tuy nhiên cần căn cứ vào từng trường hợp dùng tác dụng nóng hay tác dụng lạnh.

Chườm nóng:

  • Trường hợp: Đau nhức , tê cứng cột sống.
  • Tác dụng: thư giãn gân cơ, giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép, giúp lưu thông máu.
  • Cách sử dụng: Chuẩn bị 1 túi chườm hoặc một chai nước ấm đặt lên vùng lưng bị đau nhức sau 15 -20 phút thì bỏ ra tiếp tục làm đến khi cột sống có thể linh hoạt xoay chuyển được

– Chườm lạnh:

  • Trường hợp: Đau nhức kèm viêm sưng.
  • Tác dụng: Làm tê liệt các dây thần kinh cảm giác. Dần dần sẽ giúp giảm sưng, giảm đau hiệu quả.
  • Cách sử dụng: Chuẩn bị 1 túi chườm hoặc một chiếc khăn mặt đặt vào vài cục đá lạnh sau đó áp lên vùng lưng bị đau nhức sau 15 -20 phút thì bỏ ra. Tiếp tục làm tới khi vết thương tiêu sưng thì dừng lại.

7.1.2. Massage, xoa bóp, bấm huyệt 

Đây cũng là một trong những phương pháp rất tốt nên áp dụng, vừa giúp gân cốt được thoải mái vừa khiến bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn, ngon hơn mà không bị những cơn đau hành hạ. Không chỉ vậy, massage cũng có tác dụng thư giãn gân cơ, giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép, giúp giảm đau, tăng cường tuần hoàn giúp máu lưu thông dễ hơn, có nhiều dưỡng chất nuôi dưỡng cơ thể.

Các cách massage có thể tham khảo trên các kênh Youtube để có thể biết nhiều hơn về các cách massage hơn bạn nhé, và những cách nào phù hợp với tình trạng của mình hơn .

7.1.3. Tận dụng một số cây thảo mộc

Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian vừa an toàn lại tiết kiệm chi phí, dễ tìm được ở quanh mình như: gừng (có rất nhiều ở Việt Nam rất có tác dụng trong việc điều trị các bệnh về xương khớp,  trừ phong, tán hàn, giảm đau lưng, đau nhức xương khớp do phong tà xâm nhập), muối (giúp cải thiện và giảm đau, thư giãn cơ, duy trì chức năng xương khớp, cải thiện khả năng cho người bệnh ), hạt đậu đen (có thể đun nước uống tại nhà vừa giảm đau vừa có tác dụng giảm cân), cây mướp ( giảm viên, thanh nhiệt , thải nhiệt, tăng cường sức khỏe và duy trì chức năng xương khớp),… Đây cũng là một biện pháp khá hiệu quả nên áp dụng.

7.1.4. Sử dụng các loại thuốc về xương khớp

Cần uống thuốc theo kê toa hoặc theo bác sĩ chỉ định, không được tự ý mua thuốc về uống. 

7.2. Phẫu thuật

Phẫu thuật hiện nay không còn quá khó đối với các bệnh về xương khớp khi đã có các công nghệ và thiết bị tiên tiến nhằm phục cho ngành y học.

Hầu hết, các bệnh về xương khớp đều không cần phải phẫu thuật mà điều trị chủ yếu bằng thuốc và các phương pháp vật lý trị liệu. Tuy nhiên, bệnh đau thắt lưng do một số vấn đề về bệnh lý vẫn cần có phẫu thuật hỗ trợ.

Tìm hiểu thêm về đau nhức sau sinh tại: Phương pháp giảm nhức mỏi sau sinh hiệu quả nhất

7.3. Phương pháp vật lý trị liệu 

So với các phương pháp khác, vật lý trị liệu có thể nói là có tác dụng và hiệu quả tuyệt vời hơn cả. Có thể kể đến như :

  • Giảm đau, mệt mỏi
  • Có thể giúp cơ thể tăng khả năng phục hồi về bình thường sau tai nạn, chấn thương vận động, phẫu thuật,…
  • Giúp duy trì và tăng khả năng di chuyển linh hoạt của các sụn khớp
  • Hạn chế nguy cơ phải phẫu thuật hoặc điều trị cho những người không đủ điều kiện phẫu thuật có thể giảm đau đớn và tăng khả năng tự phục hồi
  • Tăng các cơ bắp, gân, giảm căng cứng cơ, dây chằng, hỗ trợ sụn khớp…
  • Hỗ trợ người bệnh các công cụ di chuyển và khung tập

Phương pháp vật lý trị liệu là phương pháp điều trị nhằm phát triển và phục hồi các trường hợp như chấn thương, hay những người thực vật sau khi tỉnh, những người suy giảm các chức năng vận động, bệnh tật hoặc các ca phẫu thuật phục hồi … Tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra các cách điều trị khác nhau. 

Vật lý trị liệu sử dụng các tác nhân vật lí học, cơ học và sử dụng các yếu tố tự nhiên như :

  • Vật lý trị liệu qua yếu tố vật lí học: sử dụng tia laze, tia X, tia hồng ngoại, từ trường, điện từ, điện, sóng siêu âm,…..
  • Vật lý trị liệu qua cơ học: thể dục- thể thao, đi bộ, dưỡng sinh
  • Vật lý trị liệu qua các yếu tố tự nhiên như: nước, nhiệt độ,….

Vật lý trị liệu với mục tiêu giúp bệnh nhân gần như có thể đi lại , hoạt động bình thường.  Rất phù hợp với các bệnh nhân đã mất tác dụng với thuốc hoặc không thể làm phẫu thuật được.

Nếu bạn còn băn khoăn, lo lắng không biết làm thế nào để chấm dứt bệnh đau thắt lưng. Bạn mong muốn hiểu hơn về căn bệnh đau thắt lưng và biết thêm các cách điều trị. 

Hãy đến ngay phòng khám xương khớp YOYA. Với đội ngũ chuyên gia tư vấn các vấn đề về xương khớp, nơi đào tạo các đội ngũ y bác sĩ hàng đầu, với phong cách chuyên nghiệp, đưa ra các chuẩn đoán và điều trị thích hợp nhất với tình trạng của bệnh nhân. YOYA cam kết chữa khỏi, không tác dụng phụ, không gây kích ứng cho cơ thể, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

Phòng khám vật lý trị liệu YOYA là nơi bạn có thể đến để điều trị các bệnh về xương khớp bằng các phương pháp vật lý trị liệu phổ biến hiện nay. Hơn hết, hệ thống phòng ốc hiện đại cùng các thiết bị tiên tiến, đến với YOYA, bệnh nhân được trả kết quả chẩn đoán ngay tại phòng khám và được chăm sóc sức khỏe trị liệu một cách hiệu quả nhất mà không phải chờ quá lâu. Đội ngũ bác sĩ đều là những chuyên gia hàng đầu tại Đài Loan, luôn đưa ra phương châm chuyên nghiệp, luôn tận tâm phục vụ chăm sóc bệnh nhân. 

Phòng khám tọa lạc ở quận 7 Thành phố Hồ Chí Minh.  Trải qua 11 năm thành lập và phát triển, đến nay thì phòng khám đã có chỗ đứng cũng như là tạo dựng được niềm tin của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

Muốn sức khỏe tốt hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được các ưu đãi và dịch vụ tuyệt vời các bạn nhé!

PHÒNG KHÁM VẬT LÝ TRỊ LIỆU YOYA

Địa chỉ: S52, chung cư Sky Garden Phú Mỹ Hưng, phường Tân Phong, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 – 627 07957/ 028 – 54103992

Hy vọng với các chia sẻ ở trên bạn đã phần nào hiểu được bệnh đau thắt lưng là gì, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả với tình trạng đau thắt lưng của mình. Lưu ý, khi cơn đau thắt lưng kéo dài và chăm sóc tại nhà không cải thiện, bạn cần đi khám ngay để tránh những biến chứng khó lường. Và để sớm thoát khỏi tình trạng đau thắt lưng Phòng khám vật lý trị liệu YOYA luôn là một sự lựa chọn sáng suốt với các phương pháp điều trị cùng các bác sĩ hàng đầu đến từ Đài Loan. Phòng khám vật lý trị liệu YOYA hân hạnh được làm người bạn đồng hành bền vững, cùng bạn giữ gìn và nâng cao sức khỏe vì một tương lai tốt đẹp hơn!