BỆNH LÝ THOÁI HÓA CỘT SỐNG

Xương khớp là một trong những bộ phận quan trọng để giúp con người có một sức khỏe tốt. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, những vấn đề về xương khớp đang dần phổ biến trên toàn cầu, gây đau nhức, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho con người, đặc biệt  là bệnh thoái hóa cột sống

Trước đây, thoái hóa cột sống chỉ thường gặp ở người lớn tuổi nhưng ngày nay bệnh lý này đang dần trẻ hóa. Chúng ta luôn thờ ơ khi nghĩ rằng bệnh tật sẽ không đến với mình, nên không chú ý chăm sóc sức khỏe và được điều trị kịp thời gây ra nhiều tổn hại. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có cái nhìn sâu hơn về bệnh thoái hóa cột sống. Xương khớp chắc khỏe – mỗi ngày đều vui.

1. Thoái hóa cột sống là gì?

Cột sống là một trong những bộ phận quan trọng trong cơ thể người, chúng thực hiện chức năng nâng đỡ cơ thể và đảm bảo các vận động được diễn ra linh hoạt.  Vì thế, đây là vị trí thường xuyên chịu tổn thương do tham gia rất nhiều các hoạt động thường ngày. 

Thoái hóa cột sống (còn gọi là Degenerative Spine) là một thuật ngữ y học chỉ tình trạng viêm xương khớp xảy ra khi cột sống bị lão hóa hoặc phải chịu tải áp lực lớn trong một thời gian dài, gây nên tình trạng đau đớn, cứng khớp, tê bì, từ đó dẫn đến suy giảm vận động ở người bệnh.

sad young asian woman touching back feeling backache morning discomfort low lumbar muscular kidney pain sit bed after bad sleep waking up uncomfortable mattress bending concept woman stretch 1

2. Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng thoái hóa cột sống,thương thì gặp ở người cao tuổi do tuổi cao nên xương khớp lão hóa, còn lại là chịu trọng tải nặng lâu khiến cột sống bị tổn thương. Có một số nguyên nhân đặc trưng như sau:

2.1. Nguyên nhân chủ quan

2.1.1 Tư thế sinh hoạt, làm việc sai

Việc duy trì một thói quen sinh hoạt, làm việc trong thời gian dài như: ngồi lâu một chỗ, xách vật nặng kênh , nằm sai tư thế,… làm ảnh hưởng đến cột sống thắt lưng, gây nên tình trạng thoái hóa.

2.1.2 Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống hàng ngày nếu thiếu các dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển xương khớp như Canxi, Vitamin… có thể gây nên tình trạng loãng xương,  thúc đẩy tốc độ thoái hóa cột sống.

2.1.3 Ảnh hưởng của công việc

Các công việc mang tính chất phải ngồi, đứng nhiều( ít vận động) hoặc mang vác vật nặng dễ gây hại cho cột sống. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài gây nên thoái hóa cột sống.

2.1.4 Cân nặng

Cân nặng là một trong những nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống. Theo lý giải của các chuyên gia, trọng lượng cơ thể càng lớn thì cột sống sẽ phải chịu nhiều áp lực hơn, gây áp lực lên đĩa đệm, gây khó khăn cho quá trình vận động, các sụn khớp phải hoạt động nhiều hơn, gia tăng tốc độ thoái hóa, từ đó dễ gây thoái hóa cột sống.

2.1.5 Thiếu chất

Quá trình ăn uống là do sự kiểm soát của con người, ăn uống không khoa học sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần có cho sự phát triển và bảo vệ xương khớp như canxi, vitamin, magie, kali,… sẽ làm chậm quá trình tái tạo sụn khớp, đẩy nhanh tốc độ bào mòn, thoái hóa cột sống.

2.1.6 Chấn thương

Thoái hóa cột sống cũng có thể xảy ra do tiền sử các chấn thương vì tai nạn giao thông, tai nạn lao động. Người đã có va chạm từ trước, có nhiều trường hợp đã tổn thương bên trong nhưng không biểu hiện ra bên ngoài nên chủ quan, lơ là đã khiến tình trạng nặng hơn, gây thoái hóa cột sống.

2.1.7 Do lười vận động

Vận động là điều cần thiết trong việc bảo vệ xương khớp của con người, vì thế việc lười luyện tập thể dục thể thao làm cho xương khớp kém phần linh hoạt, làm chậm quá trình trao đổi chất và tuần hoàn máu đến các tổ chức xương khớp bị hạn chế.

2.2. Nguyên nhân khách quan

2.2.1 Tuổi tác

Tuổi tác là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng thoái hóa cột sống. Tuổi càng cao, hệ thống xương khớp hoạt động càng suy giảm, khả năng tái tạo các dịch khớp đảm bảo cho các vận động được diễn ra hạn chế. Do đó, các khớp sụn dần bị mài mòn, hình thành các gai xương chèn ép vào các rễ thần kinh gây nên những cơn đau cho người bệnh.Tuổi càng lớn ,vùng cột sống sẽ càng lão hóa nhanh và bệnh thoái hóa cột sống sẽ ghé thăm bạn, đặc biệt với những người bước qua tuổi 45.

2.2.2 Ảnh hưởng của giới tính

Tỉ lệ mắc bệnh thoái hóa cột sống ở nam giới thường cao hơn nữ giới. Nguyên nhân được đưa ra là do nam giới thường phải bê vác vật nặng thay vì phụ nữ, lâu dần sẽ khiến cột sống chịu nhiều tổn thương hơn.

2.2.3 Tính chất công việc

Những người thường xuyên làm các công việc lao động mạnh, mang vác vật nặng thường xuyên, trong điều kiện môi trường khắc nghiệt cũng gia tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống.

2.2.4 Di truyền

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những người có thành viên trong gia đình đang hoặc đã có tiền sử mắc bệnh xương khớp, đặc biệt là thoái hóa cột sống sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường.

2.2.5 Béo phì

Trọng lượng cơ thể vượt quá mức độ (chỉ số BMI > 26) cũng khiến cột sống bị chèn ép, gây áp lực lên đĩa đệm, gây khó khăn cho quá trình vận động- khiến người bệnh lười vận động dẫn đến các sụn khớp phải hoạt động nhiều hơn, gia tăng tốc độ thoái hóa.

3. Thoái hóa cột sống thường xảy ra ở vùng nào?

3.1.Thoái hóa cột sống cổ

Thoái hóa cột sống cổ là tình trạng xương khớp ở cổ bị thoái hóa, các đốt sống cổ có những biểu hiện hư khớp ở các diện đốt sống, đĩa đệm đốt tới các bao hoạt dịch, dây chằng dần dần về sau xuất hiện hiện tượng thoái hóa các đốt sống, gây đau nhức vùng cổ, nhất là khi vận động.

3.2. Thoái hóa cột sống lưng

Thoái hóa cột sống lưng (Spondylosis hoặc Osteoarthritis of lumbar spine) là bệnh phổ biến nhất, đây là mãn tính tiến triển từ từ tăng dần gây đau, hạn chế vận động, biến dạng cột sống thắt lưng mà không có biểu hiện viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống phối hợp với những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch.

3.3. Thoái hóa cột sống ngang ngực

Thoái hóa đốt sống ngực là tình trạng hao mòn, tổn thương phần rễ thần kinh, đĩa đệm, đốt sống, dây chằng ở vùng ngực gây ra tình trạng đau nhức, mệt mỏi, hạn chế và khó khăn trong vận động, thậm chí là khó thở, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp.

4. Dấu hiệu của bệnh thoái hóa cột sống

4.1. Nhận biết qua biểu hiện

Người mắc bệnh thường có những biểu hiện ra bên ngoài, cụ thể như:

  • Yếu cơ, tê tay, chân, khó vận động. Trong trường hợp nghiêm trọng, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh tủy sống và cột sống.
  • Sự phối hợp ở tay và chân kém linh hoạt khi người bệnh khó làm chủ hoạt động của bản thân.
  • Co thắt và đau cơ bắp 
  • Một số bệnh nhân còn gặp triệu chứng đau đầu, đau gáy khiến cơ thể mệt mỏi.
  • Mất thăng bằng, khó khăn trong quá trình di chuyển
  • Khó kiểm soát bàng quang và ruột, dẫn đến đại tiểu tiện không tự chủ, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày.
  • Nghe thấy tiếng lục cục khi cử động cột sống thắt lưng, nhất là khi  vặn người
  • Đi lại, vận động khó khăn, chỉ muốn ngồi hoặc nằm 1 chỗ.
  • Đau cách hồi dây thần kinh: triệu chứng này xảy ra do dây thần kinh tọa bị chèn ép, xuất hiện những cơn đau khi người bệnh vận động, đỡ đau khi nghỉ ngơi.

4.2. Nhận biết qua việc thăm khám

Một số biểu hiện lâm sàng của thoái hóa cột sống cũng được thể hiện trên hình ảnh phim chụp:

  • X quang: phát hiện tình trạng tổn thương ở xương, đĩa đệm và sụn
  • Cộng hưởng từ MRI: hình ảnh trên phim sẽ giúp hiển thị chính xác các tổn thương xảy ra ở cấu trúc đĩa đệm, dây thần kinh, dây chằng,…

Khi thấy bất kỳ triệu chứng thoái hóa cột sống nào kể trên, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị sớm nhất. Bạn không nên chủ quan tự điều trị tại nhà khi không có sự hướng dẫn điều trị của người có chuyên môn vì có thể làm cho tình trạng bệnh ngày càng trở nên tồi tệ, thậm chí dẫn đến những biến chứng khó lường.

5. 7 thói quen hằng ngày gây nên bệnh mà ít người biết

Hiện nay, độ tuổi mắc các bệnh thoái hóa cột sống ngày càng trẻ hóa,  nhiều người trên 25 tuổi đã mắc thoái hóa khớp gối, cổ và cột sống. Nguyên nhân là do nhiều người vẫn duy trì những thói quen xấu dưới đây gây hại đến xương khớp mà không hề hay biết. Hãy đọc và thử xem mình có mắc lỗi nào không để nhanh chóng loại bỏ và có một sức khỏe xương khớp thật tốt nhé!

5.1. Ngồi lâu tại một vị trí

Ngồi làm việc hay đứng quá lâu tại một vị trí khiến tuần hoàn máu ở chân sẽ giảm, cơ mông, hông ngày càng trở nên kém linh hoạt, xương dần mỏng đi, giòn và dễ gãy hơn. Việc luyện tập để cơ thể dẻo dai hơn là một điều rất cần thiết.

5.2. Giảm béo đột ngột

Giảm béo đột ngột là một việc rất  kém an toàn ngoài việc ảnh hưởng đến da, sức khỏe mà còn làm hạn chế quá trình hấp thụ canxi ở xương và đẩy nhanh quá trình lão hóa. Vì khi giảm cân quá nhanh khiến sự liên kết của lớp mỡ và bắp thịt trở nên lỏng lẻo. 

5.3.Tập luyện quá sức

Khi bạn phải làm việc quá tải thì cơ thể sẽ dần suy yếu và các nhóm cơ cũng vậy, khi đó chúng không thể giữ vững được các cấu trúc như bạn đầu ở các vị trí như cột sống, khớp gối, cổ chân… Do đó, bạn không nên việc tập luyện quá sức mà chỉ tập vừa phải để phù hợp với thể lực của cơ thể.

5.4. Đi giày cao gót thường xuyên

Phụ nữ thường phải mang giày cao gót, khi đó các cơ của cột sống thắt lưng và bắp chân cũng như gân gót chân sẽ bị căng, giãn quá mức, gây đau và nhức mỏi.Tình trạng kéo dài xương sẽ bị yếu đi, không giữ vững được các cấu trúc của cột sống, khớp gối, cổ chân, dễ gây chấn thương do té ngã và tổn hại đến cột sống.

5.5. Lười vận động

Lười vận động là một trong những thói quen xấu gây hại cho hệ xương khớp và dẫn đến hàng loạt các bệnh như tim mạch, tiểu đường, béo phì,…đặc biệt là các bệnh về cơ xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp, đau cột sống và nhiều bệnh lý khác.

6.Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không? Gây ra những biến chứng gì?

6.1. Thoái hóa cột sống nguy hiểm ko?

Thoái hóa cột sống chiếm tỉ lệ lớn ở Việt Nam. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra nhiều trở ngại cho người bệnh trong cuộc sống và để lại nhiều biến chứng có nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như: rối loạn tiền đình, đau thần kinh tọa, hạn chế vận động, thậm chí dẫn đến bại liệt.

6.2 Biến chứng bệnh thoái hóa cột sống gây ra

  • Gây biến dạng cột sống: Người bị thoái hóa cột sống lâu ngày sẽ bị đau dữ dội khi thay đổi thời tiết ,dẫn tới không thể làm việc hoặc vận động được, khiến cột sống thắt lưng bị cong vẹo…Biến chứng này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, lao động bình thường của bệnh nhân.
  • Chèn ép các dây thần kinh: Tình trạng thoái hóa cột sống thắt lưng gây chèn ép các dây thần kinh, dẫn tới các cơn đau lan xuống vùng mông, tứ chi,…Nếu tình trạng kéo dài sẽ gây đau nhức ,co cơ ,gây khó khăn khi vận động.
  • Đau ngực: Bệnh nhân bị đau bầu ngực, đau dai dẳng một bên ngực do gốc thần kinh của cột sống số 6-7 chịu sức ép của các gai xương.
  • Tổn thương cột sống: Gây bệnh thoát vị đĩa đệm, gai cột sống.
  • Bệnh để lâu không chữa trị dẫn đến quá nặng có thể dẫn đến bệnh ung thư.

7. Phân biệt thoái hóa cột sống với các bệnh xương khớp khác

7.1. Phân biệt u tủy với thoái hóa cột sống

U tủy là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, bởi bệnh có thể chèn ép vào tủy sống gây liệt và tử vong cho người bệnh nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, người bệnh cần phân biệt vì u tuỷ thường dễ nhầm lẫn với thoái hoá cột sống bởi các triệu chứng ban đầu khá giống nhau. 

 Đa số các u nội tủy có triệu chứng khởi phát không rõ rệt, tiến triển chậm nên dễ bị bỏ qua. Các triệu chứng lâm sàng khi phát hiện bệnh của u trong tủy gồm:

  • Đau và các rối loạn chức năng thần kinh, co cứng cơ, teo cơ, rối loạn hô hấp.
  • Tổn thương da; nhiễm trùng da, phì đại lưỡi.
  • Tăng canxi máu
  • U tủy sống cổ thì có thể gây yếu 2 tay hoặc thậm chí là làm tê liệt tay lẫn chân;
  • U tủy sống ngực và thắt lưng thì có thể gây yếu, tê bì, mất cảm giác ở tay chân hoặc vùng ngực

Khi cơ thể bạn già đi hay lao động nặng xương và dây chằng ở cột sống trở nên yếu, các đĩa đệm bị thoái hóa và suy yếu, gây ra thoát vị đĩa đệm và lồi đĩa đệm. Kết quả là bạn có thể gặp phải một số triệu chứng của thoái hóa cột sống có các biểu hiện như ở mục 7 trên.

7.2. Phân biệt viêm cột sống dính khớp với thoái hóa cột sống

Nhìn chung viêm cột sống dính khớp với thoái hóa cột sống có biểu hiện bệnh tình giống nhau, tuy nhiên các triệu chứng của bệnh viêm cột sống dính khớp không chỉ xuất hiện ở các khớp mà người bệnh còn có các triệu chứng như: biếng ăn,sốt nhẹ, mệt mỏi, sưng ở mắt…

8. Làm thế nào để chuẩn đoán được bệnh thoái hóa cột sống?

8.1. Thăm khám bác sĩ

Khi có dấu hiệu bệnh , hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín để được khám bệnh. Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh lý và các triệu chứng gần  của bạn để sàng lọc các nguy cơ có thể xảy ra. Điều này giúp bác sĩ quyết định có cần thực hiện thêm các phương pháp chẩn đoán khác để xác định tình trạng bệnh lý chính xác hơn.

8.3. Chẩn đoán hình ảnh

Công nghệ ngày càng phát triển , việc chẩn đoán bằng máy móc hiện đại sẽ tăng mức độ tin cậy cho bạn, nhất là với trường hợp đau thần kinh tọa mãn tính, bác sĩ sẽ đề nghị bạn thực hiện thêm các kiểm tra hình ảnh như:

  • Chụp X-quang cột sống để kiểm tra vị trí của các đốt sống, xương.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) để xem hình ảnh chi tiết của đĩa đệm và các mô mềm bao quanh cột sống.
  • Điện cơ đồ (EMG) để kiểm tra mức độ di chuyển của các xung điện qua dây thần kinh tọa và phản ứng của các cơ.
  • Chụp tủy đồ để xác định xem đốt sống hoặc đĩa đệm có gây chèn ép tủy.

9. Phương pháp điều trị thoái hóa cột sống


9.1. Dùng thuốc


Nếu tình trạng bệnh còn nhẹ, có thể dùng thuốc theo sự hướng dẫn chỉ định của y bác sĩ. 

9.2. Phẫu thuật

Theo nhận định của chuyên gia, phẫu thuật cột sống tương đối nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người bệnh. Điển hình như rủi ro từ quá trình gây mê toàn thân, có thể gây đau tim, đột quỵ, tổn thương não, buồn nôn, đau họng, khô miệng hoặc ớn lạnh. Ngoài ra, sau khi trải qua cuộc phẫu thuật liên quan tới cột sống, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng rối loạn đông máu, đau nhức hoặc thậm chí là nhiễm trùng. 

Như vậy, phẫu thuật cột sống mang lại nhiều rủi ro nhất định và có thể không hoàn toàn làm giảm hoặc giải quyết cơn đau tận gốc. Với các bệnh lý về cột sống, cách điều trị hiệu quả nhất là người bệnh hãy gặp bác sĩ chuyên khoa để thực hiện xét nghiệm kiểm tra, chẩn đoán chính xác vị trí đốt sống bị thoái hóa và dây thần kinh bị chèn ép, từ đó điều trị với liệu trình tác động trực tiếp tới nguyên nhân gây đau.

9.3.Kết hợp trị liệu thần kinh cột sống và vật lý trị liệu

Hiện nay, các quốc gia tiên tiến trên thế giới không áp dụng biện pháp dùng thuốc hay phẫu thuật để điều trị các vấn đề cơ xương khớp. Thay vào đó, với tính chất không xâm lấn, trị liệu thần kinh cột sống – là lựa chọn được ưa chuộng nhất. Đây là phương pháp nắn chỉnh cấu trúc cột sống bị sai lệch vào đúng vị trí, giải phóng các chèn ép lên dây thần kinh cột sống, từ đó kích thích quá trình tự chữa lành của cơ thể, đảm bảo điều trị bệnh tận gốc, an toàn và không có tác dụng phụ.

Ở Việt Nam, YOYA Orthopedic physical Therapy là đơn vị phòng khám chuyên khoa xương khớp tiên phong trong phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống). Phòng khám YOYA là đơn vị có phương pháp điều trị an toàn, không phẫu thuật và không dùng thuốc. Không chỉ vậy, YOYA còn sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giúp đánh giá chính xác nhất tình trạng hiện tại của bệnh nhân, từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp của bệnh nhân.

Các chuyên gia  kết hợp các chương trình  vật lý trị liệu – phục hồi chức năng, với sự trợ giúp từ trang thiết bị hiện đại như Sóng xung kích Shockwave, Tia laser cường độ cao thế hệ IV, Thiết bị kéo giãn giảm áp cột sống DTS giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng, đúng quy trình.

Tìm hiểu thêm về đau vai gáy tại: Những điều bạn nên biết về đau vai gáy

10. Những biện pháp phòng chống bệnh thoái hóa cột sống

10.1. Chế độ ăn uống

Ăn uống thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng ,đặc biệt là những chất có giàu vitamin D như cá hồi, tôm, lòng đỏ trứng…và canxi như: sữa chua, các loại đậu, rau xanh, sữa…

10.2. Chế độ luyện tập và sinh hoạt

Giữ cân nặng cơ thể ở mức độ thích hợp: Khi cân nặng của bạn càng lớn, sức nặng đè lên khớp càng  cao, nhất là vùng lưng, khớp háng, khớp gối và bàn chân.

Tích cực  vận động: Luyện tập thể dục, thể thao là điều rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của cơ thể con người đặc biệt là vùng xương khớp. Tập luyện thể thao điều độ giúp cơ bắp khỏe mạnh, máu huyết lưu thông dễ dàng. Đó là yếu tố giúp tăng cường dinh dưỡng cho lớp sụn khớp. Cơ bắp khỏe mạnh sẽ giúp giảm lực đè ép lên khớp xương trong vận động.Từ đó làm giảm quá trình thoái hóa khớp và cột sống.

Giữ tư thế cơ thể luôn thẳng: Tư thế ngồi ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể của bạn, tư thế tốt sẽ giúp bảo vệ các khớp tránh sự đè ép không cân đối. Ở tư thế thẳng diện tích tiếp xúc giữa hai mặt khớp sẽ đạt mức tối đa, vì thế lực đè ép sẽ tối thiểu.

Sử dụng các khớp lớn khi hoạt động mạnh, mang vác nặng: Khi hoạt động mạnh, đặc biệt là nâng hay xách đồ nặng, bạn cần chú ý sử dụng lực cơ của các khớp lớn như. Khéo léo sử dụng nguyên tắc đòn bẩy ở những khớp lớn để tránh làm tổn thương các khớp nhỏ 

Ổn định nhịp sống: Bạn nên sắp xếp công việc hợp lý, hài hòa giữa nghỉ ngơi và lao động. Tất cả cơ quan trong cơ thể đều nên được nghỉ ngơi , việc lặp đi lặp lại một công việc hay tư thế làm việc kéo dài quá sức chịu đựng của cơ thể. Lực tác động không lớn nhưng nếu lặp đi lặp lại trong thời gian quá dài sẽ làm tổn thương  xương khớp.

Phải biết “lắng nghe” cơ thể của mình: Cơ thể chúng ta có cơ chế báo động rất tuyệt vời. Khi có vấn đề nó sẽ báo động ngay cho bạn. Trong đó đau là dấu hiệu báo động chủ yếu. Phải ngừng ngay lập tức các vận động nếu chúng gây đau, nghĩa là khi đó cột sống của bạn có vấn đề rồi đấy.

Thường xuyên thay đổi tư thế: Nên thường xuyên thay đổi các tư thế sinh hoạt. Tránh nằm lâu, ngồi lâu, đứng lâu một chỗ vì sẽ làm cả trở hệ tuần hoàn và gây cứng khớp. Vấn đề này xảy ra đa số là do nghề nghiệp, chủ yếu là người làm việc trí óc.

Luyện tập điều độ, phù hợp với khả năng: Khi khớp của bạn có vấn đề, lời khuyên của bác sĩ lại khiến bạn tích cực thực hiện mà sẽ nghĩ rằng việc đó làm bạn nhanh khỏi những việc đó hoàn toàn sai. Nguyên nhân thường là nỗi lo sợ thầm kín báo hiệu tuổi già của những người thành đạt trong cuộc sống, là sự âu lo nếu bạn là trụ cột của gia đình. Những lý do này khiến bạn vội vã lao vào tập luyện như những người lính cứu hỏa dập tắt đám cháy. Tuy nhiên điều này không thể áp dụng cho tổn thương khớp. Do sụn khớp phải trải qua một thời gian dài tác động mới bị hư hỏng (thoái hóa), vì vậy khi bạn cảm thấy đau nghĩa là nó đã hư khá nặng.

Bảo vệ cơ thể trong sinh hoạt: Bạn cần chuẩn bị cho mình vững tinh thần cũng như là những kiến thức có thể xảy ra nhằm đề phòng những tình huống bất ngờ có thể làm bạn bị chấn thương.

Đừng ngại ngần khi có yêu cầu trợ giúp: Bạn không nên cố gắng làm một việc gì đó quá sức của mình. Nếu cảm thấy khó khăn, nên nhờ người khác trợ giúp. Mang vác hay xách một vật nặng có thể làm bạn đau nhức kéo dài nhiều ngày. Tình trạng đau nhức này thể hiện sự tổn thương của cơ thể. Từ những lâu dài thói quen đó khiến bạn có thổn thương nhỏ và có thể phát triển thành những sang thương lớn hơn trên mặt sụn khớp.
Tất cả chúng ta đừng nên xem nhẹ bệnh thoái hóa cột sống. Hãy nhớ rằng việc phòng tránh bệnh là điều hết sức cần thiết cho những ai chưa mắc. Phát hiện kịp thời ,chữa trị đúng lúc là điều tất yếu để tránh những hậu quả nghiêm trọng. Yêu xương khớp- yêu chính bạn.

PHÒNG KHÁM VẬT LÝ TRỊ LIỆU YOYA

Địa chỉ:  S52, chung cư Sky Garden Phú Mỹ Hưng, phường Tân Phong, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028-627 07957/ 028-54103992 

Hy vọng bài viết về thoái hóa cột sống : hiểu rõ để đề phòng mà YOYA mang đến cho các bạn hôm nay sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích cho bạn. Nếu quan tâm, hãy truy cập yoyavn.com để đọc thêm nhiều bài viết hay của chúng tôi nữa nhé.