VẸO CỘT SỐNG – HẬU QUẢ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA CHA MẸ NÊN BIẾT

Hiện nay, thực trạng vẹo cột sống ở nước ta đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt là ở trẻ em. Bệnh có nhiều nguyên nhân và biểu hiện khác nhau. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra những dị dạng thân hình và rối loạn tư thế, gây ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển cơ thể, chiều cao của người bệnh.

1. Vẹo cột sống là gì?

Vẹo cột sống hay vẹo cột sống thắt lưng là tình trạng các đốt sống bị cong sang  1 bên hoặc xoay phức tạp. Đó cũng là bệnh lý cột sống phổ biến nhất ở trẻ nhỏ và vị thành niên, độ tuổi thường gặp từ 10-15 tuổi. Trong đó tỷ lệ mắc bệnh và mức độ vẹo cột sống ở các bé gái cao hơn các bé trai.

Những người dễ bị vẹo cột sống gồm:

  •  Người sinh hoạt đi, đứng, ngồi, nằm thường xuyên sai tư thế.
  •  Ăn uống thiếu dinh dưỡng. 
  •  Trong gia đình có người bị vẹo cột sống trước đó.

Vậy vẹo cột sống có nguy hiểm không và có chữa trị được không là thắc mắc của nhiều người bệnh và các bậc phụ huynh. Tại Việt Nam, vẹo cột sống là bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng các bậc phụ huynh lại chậm trễ trong việc nhận biết bệnh. Tình trạng cong vẹo cột sống nếu được phát hiện và điều trị từ sớm thì hoàn có thể cải thiện được. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp khi được đưa đến bác sĩ thăm khám, cột sống của trẻ đã bị vẹo khá nặng, gây ra những dị dạng thân hình, ảnh hưởng trầm trọng đến chức năng tim, phổi và tâm lý người bệnh. Nếu không điều trị sớm từ khi bệnh mới bắt đầu khởi phát, việc điều trị dứt điểm sẽ gặp nhiều khó khăn và thời gian chữa bệnh sẽ càng kéo dài.

3d render male medical figure with spine highlighted

2. Các triệu chứng cong vẹo cột sống thường gặp.

  • Vẹo cột sống do bẩm sinh: tình trạng cột sống cong bất thường, vai nghiêng, vòng eo không đều, hình dáng tổng thể của cơ thể bị xô lệch đẩy qua  một bên trái hoặc phải.
  • Vẹo cột sống thần kinh: dấu hiệu vẹo cột sống dễ nhận thấy nhất là sự thay đổi tư thế.
  • Vẹo cột sống dính khớp: thường gặp các triệu chứng đau nhức hoặc cứng khớp ở lưng dưới, ngứa ran chân hoặc đau nhức chân khi đi lại.
  • Vẹo cột sống triệu chứng: triệu chứng không đau nhưng có thể gây khó chịu khi ngồi.

3. Nguyên nhân gây cong vẹo cột sống.

Như chúng ta đã biết, cột sống là bộ phận đặc biệt quan trọng. Nó đóng vai trò trụ cột duy nhất cho cơ thể, giúp con người có dáng đứng thẳng, bảo vệ tủy sống và những cơ quan nội tạng bên trong. Cong vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân khác nhau: có thể do bẩm sinh, do các bệnh lý liên quan đến tủy sống hay thần kinh cơ, do tập ngồi hay tập đi quá sớm hoặc tư thế trong học tập và làm việc không đúng. Còn đối với các bé đang trong độ tuổi đến trường đều có nguy cơ bị vẹo cột sống do phải mang cặp sách làm vai bị lệch hoặc tư thế học tập sai. Một vài nguyên nhân khác như:

3.1 Vẹo cột sống bẩm sinh:

Theo thống kê, tỷ lệ vẹo cột sống bẩm sinh chỉ là 1/10000. Nguyên nhân khiến cột sống biến dạng ngay từ khi trẻ chào đời thường bắt nguồn từ tình trạng dị tật khiếm khuyết cột sống trong giai đoạn hình thành bào thai, cụ thể hơn là:

  • Cột sống hình thành không đầy đủ (chỉ phát triển một phần).
  • Các đốt sống phân ly bất toàn.

Bên cạnh đó, một số chuyên gia cho rằng vẹo cột sống bẩm sinh cũng do  yếu tố di truyền góp phần hình thành. Tất nhiên, giả thiết này cần được nghiên cứu sâu hơn để nâng cao độ tin cậy.

  •  Cong vẹo cột sống do bệnh lý thần kinh cơ: Một số vấn đề rối loạn ở hệ thần kinh, làm cho  phần thân của trẻ rất yếu, khó có thể nâng đỡ cơ thể. Tình trạng này kéo dài có thể tác động trực tiếp đến cấu trúc cột sống, từ đó gây cong vẹo.
  •  Cong vẹo cột sống do bàn chân bẹt: là tình trạng bàn chân bằng phẳng, không chút lõm nào. Bàn chân bẹt có thể khiến xương ở cẳng chân của trẻ lỏng lẻo khi chạy nhảy, khi bàn chân đi trên nền đất cát sẽ không có chỗ khuyết như dấu chân bình thường. Dị tật này gây tổn hại nghiêm trọng đến thần kinh cột sống, gây cong vẹo cột sống và làm ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ.

3.2 Vẹo cột sống do một số thói quen và tư thế không tốt

Thực tế khi cuộc sống ngày càng hiện đại, trẻ ngày càng ít vận động lành mạnh hơn, thay vào đó là các hoạt động thường xuyên sai tư thế, ví dụ như:

  •  Thường xuyên chơi điện thoại, máy tính, vô tuyến…ngoài những ảnh hưởng đến não và mắt, việc quá thường xuyên chơi các thiết bị hiện đại này còn có nguy cơ gây hại cho cột sống của trẻ khi trẻ luôn ngồi, nằm không đúng tư thế trong lúc sử dụng, lâu dần sẽ ảnh hưởng rõ rệt trên thân hình.
  •  Mang balo, cặp sách quá nặng: đôi khi trẻ phải  mang vác nhiều sách vở đến trường. Khi đó,nhiều bé thường cố đeo bằng cách dồn lực về một bên để kéo cặp nặng. Tình trạng này khi kéo dài sẽ khiến cột sống phát triển lệch hẳn về một bên, dẫn đến cong vẹo.
  •         Ngồi học sai tư thế: Một vài tư thế ngồi học không đúng mà các bé thường mắc phải như ngồi lệch, cong vẹo… nếu trẻ duy trì các tư thế trên trong thời gian dài, cột sống sẽ phải chịu ảnh hưởng nặng nề và dần bị cong vẹo.

4. Dấu hiệu nhận biết cột sống bị cong vẹo.

  • Gai đốt sống không thẳng hàng.
  • Dốc hai vai bị lệch, không đều nhau. 
  • Phần xương bả vai nhô ra bất thường.
  • Khoảng cách từ 2 mỏm xương đến bả vai không bằng nhau.
  • Cột sống bị lệch trục, thăn lưng mất cân đối.

Nếu bị gù thì quan sát thấy lưng tròn, vai thấp, bụng nhô, đầu ngả về phía trước. Nếu bị ưỡn, phần trên của thân hơi ngả về phía sau, bụng xệ xuống.

5. Tác hại từ bệnh lý này.

5.1 Tổn thương phổi và tim

Khi cong vẹo cột sống trở lên nghiêm trọng, khung xương sườn có thể đè lên phổi và tim, gây khó thở, cản trở việc bơm máu, nguy cơ cao dẫn đến các vấn đề về phổi và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. 

5.2 Tự ti

Khi cong vẹo cột sống trở nên nghiêm trọng, tình trạng này có thể gây ra những thay đổi dễ nhận biết như vai không đồng đều, thắt lưng và thân mình bị lệch sang một bên, thân hình mất cân đối, thậm chí gây dị dạng. Vì thế, những người bị cong vẹo cột sống, đặc biệt là những người trẻ tuổi thường rất tự ti về ngoại hình của mình, không dám tham gia hay hòa mình vào các hoạt động tập thể, việc tìm kiếm việc làm và xây dựng ra đình cũng gặp nhiều trở ngại về tâm lý.

5.3 Dễ bị đau lưng khi lớn tuổi

Những người bị cong vẹo cột sống khi còn nhỏ có nhiều khả năng bị đau lưng mãn tính khi lớn tuổi. Điều này làm giảm khả năng hoạt động đi lại bình thường, gây ra rất nhiều bất tiện cho cuộc sống người bệnh.

6. Các phương pháp chẩn đoán vẹo cột sống

Khi đến kiểm tra vẹo cột sống, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán như:

6.1 Khám tổng quát

Đầu tiên, bác sĩ sẽ quan sát lưng của người bệnh khi đứng thẳng để xác định cột sống, vai và eo của người bệnh có lệch hay vẹo không. Sau đó, bác sĩ sẽ quan sát người bệnh cúi người về phía trước để kiểm tra mức độ cong ở lưng trên và lưng dưới. 

6.2 Xét nghiệm hình ảnh (H3) 

Các xét nghiệm hình ảnh mà bác sĩ có thể chỉ định thực hiện để tìm nguyên nhân và mức độ của chứng vẹo cột sống bao gồm:

  • Chụp X-quang: thường rất dễ phát hiện bằng cách chụp thẳng và chụp nghiêng, ngoài ra có thể chụp khung xương chậu và bả vai.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Xét nghiệm này giúp  thêm chẩn đoán nguyên nhân bệnh là gì, sử dụng hình ảnh chi tiết về xương và mô xung quanh chúng.
  • Chụp cắt lớp vi tính CT: tia X được chụp ở nhiều góc độ khác nhau để có được hình ảnh 3D của cơ thể.

7. Phương pháp điều trị vẹo cột sống hiệu quả

7.1 Hạn chế bệnh phát triển

Trước khi tìm kiếm giải pháp điều trị y tế, khi tình trạng bệnh chưa quá rõ ràng và phức tạp, người bị cong cột sống có thể áp dụng một vài biện pháp tự khắc phục tại nhà để làm suy giảm triệu chứng như:

  • Sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm
  • Rèn luyện thể chất, tập những bài tập phù hợp nhằm cải thiện sự linh hoạt cho cột sống.
  • Mặc áo chỉnh hình cột sống (phù hợp với trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên vì xương của chúng vẫn đang trong giai đoạn phát triển, dễ uốn nắn).

Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý  rằng những biện pháp trên chỉ có khả năng góp phần hỗ trợ điều trị – phục hồi khi bệnh nhẹ hoặc rất nhẹ mà không thể điều trị tận gốc bệnh. Vì vậy, ngay cả khi các dấu hiệu gù lưng, ưỡn hay vẹo cột sống có được giảm thiểu, người bệnh vẫn nên tìm gặp bác sĩ để được kiểm tra và chữa trị hiệu quả.

7.2 Chữa cong vẹo cột sống bằng phẫu thuật

Phẫu thuật có khả năng can thiệp và khắc phục tình trạng cong quá mức của các đốt sống. Tuy nhiên, chỉ định mổ vẹo cột sống phải phụ thuộc vào mức độ biến dạng. Chỉ khi tình trạng bệnh quá xấu, độ cong quá lớn mới nên áp dụng phương pháp này. Việc hạn chế phẫu thuật này xuất phát từ  rủi ro kèm theo của thủ thuật điều trị xâm lấn này quá lớn, có thể kể đến như:

  • Tổn hại dây thần kinh, gây tê yếu hoặc thậm chí là liệt tứ chi
  • Vị trí phẫu thuật dễ bị nhiễm trùng do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan.
  • Phẫu thuật khiến các mao mạch lân cận dễ xuất hiện tổn thương gây xuất huyết.

Đồng thời, ngay cả khi phẫu thuật thành công, người bệnh vẫn có nguy cơ tái phát chứng rối loạn cong cột sống. Chính vì vậy, giải pháp này chủ yếu chỉ dành cho một số ít trường hợp đặc biệt, khi biến chứng bệnh nhiều phức tạp hay khi các phương pháp chữa trị trước đó không được cải thiện như mong đợi. 

7.3 Chữa cong vẹo cột sống bằng trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic

Qua nhiều năm cùng với sự tiến bộ của y học, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực cơ xương khớp – cột sống đã tìm ra giải pháp điều trị mang lại  hiệu quả tương đương với phẫu thuật nhưng an toàn và hiệu quả hơn cả là Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic). Điều này giúp bệnh nhân cảm thấy yên tâm hơn khi điều trị những vấn đề liên quan đến vẹo cột sống, đồng thời giúp bệnh nhân tiết kiệm chi phí hơn so với điều trị bằng phẫu thuật.

Trị liệu Thần kinh Cột sống chữa rối loạn cong cột sống như thế nào?

Khi đường cong cột sống bị sai lệch dẫn đến cấu trúc đốt sống cũng bị sai lệch vị trí. Nếu tình trạng này tiếp diễn kéo dài, tình trạng này khiến cho tủy sống và các mô xung quanh bị chèn ép, từ đó gây nên các cơn đau khó chịu. 

Ra đời với mục đích giải quyết các vấn đề trên, liệu pháp Chiropractic, bằng  những thao tác tay vừa phải, nhẹ nhàng, lực tay phù hợp, được thực hiện bởi các bác sĩ được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm tác động đến những đốt sống sai lệch, từ đó trả lại vị trí tự nhiên ban đầu cho các đốt sống này. Lúc này, áp lực đè nén lên tủy sống cũng như rễ thần kinh lân cận sẽ được giải phóng, giảm triệu chứng đau do rối loạn cong cột sống gây nên. Ngoài ra, các bác sĩ trị liệu cột sống sẽ đưa ra phác đồ điều trị chuyên sâu kết hợp cùng chương trình phục hồi chức năng chuyên biệt giúp bệnh nhân dần lấy lại đường cong sinh lý cột sống.  

Hiện nay có rất nhiều phòng khám chuyên trị liệu những  chứng liên quan đến cột sống, chữa cong vẹo cột sống ra đời nhưng không phải phòng khám nào cũng có đủ chuyên môn và uy tín để người bệnh gửi gắm niềm tin. Ra đời vào năm 2009, trải qua quá trình gây dựng và phát triển, hiện nay Phòng khám vật lý trị liệu YOYA có trụ sở chính tại tòa Sky Garden Phú Mỹ Hưng – phường Tân Phong – quận 7 – thành phố Hồ Chí Minh. Phòng khám với 3 vị y bác sĩ hàng đầu đến từ Đài Loan trực tiếp thăm khám và điều trị. Đến với YOYA bệnh nhân được trả kết quả chẩn đoán ngay tại phòng khám và tư vấn chăm sóc sức khỏe hiệu quả bởi các dịch vụ điều trị ưu việt nhất với phương châm: “Chuyên nghiệp, phục vụ tận tình, chu đáo và nỗ lực hết mình vì sức khỏe của người bệnh”.

7.3. Áp dụng phương pháp vật lý trị liệu hàng đầu tại phòng khám YOYA

YOYA là một phòng khám vật lý trị liệu uy tín. Tại đây áp dụng các phương pháp truyền thống trong khám, chữa bệnh mang lại hiệu quả cao, an toàn. 

Vật lý trị liệu là một dạng điều trị đặc biệt. Thông qua việc kiểm tra và xem xét cơ thể của bệnh nhân để đưa ra phác đồ hướng dẫn và điều trị thích hợp. Từ đó bệnh nhân có thể hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình nhằm phòng tránh, sửa đổi và giảm đi các trở ngại như: cơ thể chức năng kém, động tác thiếu linh hoạt, mất kiểm soát. Hoặc những tổn thương hay bệnh tật từ phía ngoài gây nên cảm giác đau nhức hay khó chịu.

Vật lý trị liệu có 3 dạng:

Điều trị bằng phương pháp thủ công: do chuyên viên vật lý trị liệu tiến hành điều trị những vùng bị thương của bệnh nhân, chuyên điều trị về viêm cơ, đau lưng, chèn ép dây thần kinh, chấn thương do vận động. Hướng dẫn chính xác cách sử dụng miếng băng dán lúc vận động, viêm dính khớp vai, viêm thoái hóa khớp , viêm cơ, viêm cầu lồi ngoài xương cánh tay, thoái hóa khớp, đột quỵ. Hỗ trợ phục hồi các chức năng sau gãy xương, trẻ sơ sinh bị vẹo cổ.. Dựa vào các tình trạng khác nhau để đưa ra động tác hướng dẫn và trị liệu thủ công dưới hình thức 1 kèm 1 chuẩn nhất cho bệnh nhân.

Điều trị bằng phương pháp tập thể dục: Phối hợp cùng phương pháp  vận động kéo cơ, giảm bớt cơ thịt co thắt. Điều chỉnh lại các tư thế làm việc, tư thế đứng và tư thế ngồi một cách chính xác nhất. Đưa ra các hướng dẫn cụ thể cho từng động tác và phương pháp điều trị hiệu quả. Đối với các nhóm cơ không cân bằng: cần tăng cường tập luyện, tập trung phát triển cho các nhóm cơ riêng.

Điều trị bằng các thiết bị:

  • Thiết bị để kích thích các dây thần kinh dưới da: giảm đau, thả lỏng các nhóm cây, giảm bớt tình trạng sưng viêm.
  •  Thiết bị dành cho cổ hoặc lưng: hỗ trợ thả lỏng các nhóm cơ, cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm, tăng khoảng cách cho các đốt sống lưng, giảm bớt tình trạng dây thần kinh bị chèn ép.
  • Thiết bị siêu âm: giảm thiểu tình trạng để lại vết sẹo cho vết thương gây ra, mau làm lành các vết thương và giảm đau nhanh.
  • Chườm nóng: thúc đẩy việc làm lành các vết thương, tăng cường tuần hoàn máu, làm thư giãn các nhóm cơ…
  • Thiết bị tia hồng ngoại: thúc đẩy trao đổi chất, giảm tình trạng bị chuột rút, giảm tình trạng phù nề, nhằm kích thích các dây thần kinh..  
  • Điều trị bằng sáp: thúc đẩy việc làm lành các vết thương, tăng cường tuần hoàn máu, làm giãn các nhóm cơ, giảm tình trạng viêm quanh khớp.

Sở hữu không gian thoáng mát, hệ thống phòng ốc hiện đại cùng các thiết bị kỹ thuật tiên tiến, kỹ thuật điều trị không gây tổn hại đến sức khỏe người bệnh, YOYA xứng đáng trở thành một phòng khám uy tín, chất lượng, là nơi để khách hàng gửi gắm niềm tin và sức khỏe.

Tìm hiểu thêm về chấn thương khuỷu tay tại: Chấn thương khuỷu tay và cách phòng tránh

8. Cách phòng ngừa chứng vẹo cột sống

– Thường xuyên tập luyện thể thao, với những bài tập vừa sức để tăng sự dẻo dai cho các đốt sống và phát triển cân đối cho cơ thể.

– Đảm bảo thức ăn đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các thức ăn nhiều canxi.

– Bàn ghế ngồi học hoặc ngồi làm phải phù hợp với từng lứa tuổi, cấp học và chiều cao của người dùng.

– Khi ngồi thì chú ý ngồi ngay ngắn, đúng tư thế, tránh lệch vẹo.

– Trẻ em không nên mang cặp quá nặng. Cụ thể, trọng lượng cặp sách không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể.

– Cặp phải có 2 quai. Khi đeo cần chú ý đeo đều hai vai, không cố mang,  đeo lệch về một phía.

Trên đây là những điều cần biết về cong vẹo cột sống. Tình trạng này không chỉ gây mất thẩm mỹ về ngoại hình mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống về lâu về dài. Vì thế, khi phát hiện dấu hiệu bị vẹo cột sống, bạn nên đến các cơ sở y khoa xương khớp để được kiểm tra và điều trị càng sớm càng tốt.   

PHÒNG KHÁM VẬT LÝ TRỊ LIỆU YOYA

Địa chỉ: S52, chung cư Sky Garden Phú Mỹ Hưng, phường Tân Phong, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh 

Điện thoại: 028-627 07957/ 028-54103992

Hy vọng bài viết Vẹo cột sống hiểu rõ để đề phòng mà YOYA mang đến cho các bạn hôm nay sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích cho bạn. Nếu quan tâm, hãy truy cập yoyavn.com để đọc thêm nhiều bài viết hay của chúng tôi nữa nhé.