THÓI QUEN XẤU NÀO ĐANG LÀM HẠI XƯƠNG KHỚP CỦA BẠN

Ở độ tuổi trẻ trung năng động, chúng ta thường ít quan tâm đến vấn đề sức khỏe của mình, đặc biệt là về xương khớp, một căn bệnh thường được gọi là “ Bệnh tuổi già”. Chính vì vậy mà chúng ta thường chẳng quan tâm đến việc “ bảo dưỡng ” xương khớp của mình mà ngược lại, ta lại xây dựng cho bản thân nhiều thói quen xấu, có thể ảnh hưởng thậm chí là gây ra các bệnh lí về xương khớp. Phòng khám YOYA xin gửi đến quý vị bài viết Thói quen xấu nào đang làm hại xương khớp của bạn để bạn đọc tham khảo.

1. Giải mã cấu tạo hệ vận động cơ – xương – khớp

Hệ vận động cơ xương khớp đóng vai trò quan trọng trong cơ thể chúng ta. Tìm hiểu chức năng và cơ chế hoạt động của các cơ quan này giúp bạn hiểu rõ thêm về nguyên nhân gây ra các bệnh cơ xương khớp.

Hệ vận động ở con người gồm có hai phần: Phần vận động gồm có hệ , hoạt động phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thần kinh. Phần thụ động gồm bộ xương và hệ liên kết các xương (khớp xương),

Hệ  gồm khoảng 600 cơ tạo thành, là những cơ vân (hay cơ xương) bám vào hai đầu xương giúp cho cơ thể cử động.

Xương gồm 206 chiếc, dài ngắn khác nhau, hợp lại tạo thành bộ xương nâng đỡ cơ thể, che chở cho các nội quan khỏi những chấn thương lý học

Khớp xương được chia làm: Khớp bất động (khớp giữa xương đỉnh và xương trán, khớp giữa xương đỉnh và xương thái dương, khớp giữa xương liên hàm với xương hàm trên…); Khớp bán động (khớp bán động háng, khớp mu, khớp giữa các thân đốt sống…) và khớp động hay còn gọi là khớp hoạt dịch – có ổ khớp chứa chất hoạt dịch (phổ biến ở các chi), đây cũng là nơi mắc bệnh xương khớp nhiều nhất.

close up man rubbing his painful back isolated white background 1

2. Bệnh cơ xương khớp là gì?

Hệ thống cơ xương đóng vai trò quan trọng để tạo ra bộ khung cho cơ thể. Bệnh cơ xương khớp là tình trạng bị suy yếu chức năng của các khớp, dây chằng, cơ bắp, thần kinh, gân và xương sống. Điều này có thể dẫn đến đau và làm giảm khả năng di chuyển, kết quả là có thể ngăn cản bạn thực hiện các hoạt động hàng ngày. Tổn thương cơ xương khớp để lại di chứng, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

3. Thói quen xấu ảnh hưởng đến xương khớp

3.1 Ngồi lâu, ngồi không đúng tư thế

Thói quen ngồi lâu, liên tục trên hai giờ làm mỏi nhóm cơ cạnh cột sống khiến chúng ta khòm lưng và cúi ra trước, dẫn đến căng các nhóm cơ và dây chằng phía sau cột sống. Sự mệt mỏi của hệ thống giữ vững này gây đau và nếu kéo dài làm cột sống không vững, dẫn đến tổn thương các đốt sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống. Do đó, chúng ta cần hạn chế ngồi làm việc lâu quá hai giờ. Để phòng ngừa các bệnh xương khớp, bạn hãy từ bỏ thói quen ngồi làm việc quá lâu tại một vị trí mà hãy tranh thủ một vài phút giải lao đi lại, vận động nhẹ nhàng vừa giúp tinh thần thoải mái vừa ngăn ngừa bệnh thoái hóa khớp cổ, vai, cột sống.

3.2 Đi giày cao gót

Đi giày cao gót giúp tăng chiều cao cơ thể, tạo dáng đẹp. Tuy nhiên, khi mang giày cao gót, các cơ của cột sống thắt lưng và bắp chân cũng như gân gót lâm vào tình trạng căng giãn quá mức nên rất dễ đau và mỏi. Đây là 1 hậu quả của những chị em mà thường xuyên phải mang giày cao gót, nó khiến cho các cơ lưng, cơ bắp chân bị rút ngắn lại. từ đó rễ dẫn đến việc co thắt, đau khớp và đau mỏi cơ bắp. Gây ra bệnh về khớp và cột sống.
– Khi mang giày cao gót sẽ là tăng sức ép lên đầu gối khoảng 25%. cho thấy đồng thời với việc chị em sẽ cảm thấy đau khớp gối khi phải đi trong thời gian dài.
– Với chị em mang giày thì khớp nằm ở vị trí dưới đế chân dễ bị đau do toàn bộ trọng lượng của cơ thể bị dồn xuống mũi chân, bàn chân gây ra tình trạng đau nhức.
– Ngoài ra việc mang giày cao gót làm cho cơ thể bị nghiêng về phí trước do vậy làm cho cột sống rễ bị cong lệch, theo thời gian nếu mang giày cao gót chị em sẽ nhận thấy nhức mỏi lưng, rất dễ bị gai cột sống và ảnh hưởng đến việc đi lại.

3.3 Bẻ tay, vặn lưng, cổ quá mức

Rất nhiều người có thói quen bẻ khớp tay, vặn tay và cho rằng việc làm này sẽ giúp thả lỏng khớp xương. Nhưng các chuyên gia lại cảnh báo rằng việc lặp lại thói quen này trong thời gian dài có thể khiến cấu trúc sụn khớp bị tổn thương, gây ra các biến chứng nguy hiểm cho xương khớp như tăng nặng các cơn đau khớp ngón tay, suy giảm sức cầm nắm, cản trở sinh hoạt và làm việc.

Các thói quen như quay người sang 2 bên quá nhanh và mạnh, cúi người xuống quá thấp để khiêng vật nặng lên… sẽ tạo áp lực lớn lên cột sống lưng, cơn đau trở nên nặng hơn, thậm chí làm lệch các đốt sống, gây thoát vị đĩa đệm, đau nhức dữ dội.

Nếu không bỏ thói quen này, khớp sẽ bị thoái hóa, biến dạng khớp, to khớp ở vùng các ngón tay hay rách dây chằng, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, cột sống thắt lưng, thoát vị nhân đĩa đệm gây chèn ép rễ thần kinh…

3.4 Ngồi xổm, leo cầu thang, chéo chân hay bó chân

Khớp gối gồm khớp chè đùi và khớp đùi chày, chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Khi gối co, áp lực do cơ ở phần đùi và gân bánh chè sẽ ép xương bánh chè trượt trên xương đùi. Lúc đi bộ, lực này tác động bằng khoảng 1/2 trọng lượng cơ thể, khi leo cầu thang lực này gấp 3-4 lần trọng lượng cơ thể và khi ngồi xổm, lực này gấp 7-8 lần trọng lượng cơ thể. 

Do vậy thói quen ngồi xổm tạo áp lực rất lớn phá hủy sụn xương bánh chè và sụn xương đùi gây thoái hóa khớp chè đùi. Tập luyện cơ tứ đầu đùi và tránh thói quen ngồi xổm, hạn chế tối đa lên xuống cầu thang hay khiêng vác lên cầu thang sẽ giúp bảo vệ khớp chè đùi.

3.5 Dinh dưỡng không cân đối

Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn để khả năng hoạt động của hệ xương khớp. Ăn uống thiếu chất khiến cơ thể không đủ dinh dưỡng để nuôi dưỡng xương khớp. Ngược lại, chế độ ăn quá nhiều các chất đường và chất béo cũng khiến bạn thừa cân, béo phì, làm cho hệ xương khớp phải chịu đựng sức nặng nhiều hơn, hoạt động nhiều hơn, làm tăng nguy cơ bị các bệnh xương khớp.

Thói quen sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá, cà phê, nước ngọt có ga cũng làm giảm lượng canxi và khả năng hấp thụ canxi gây ra bệnh loãng xương. Vì thế, tăng cường uống sữa, ăn nhiều rau xanh lá đậm, trái cây tươi, ngũ cốc, hải sản… vừa tốt cho sức khỏe vừa bảo vệ hệ xương khớp vững chắc.

3.6 Lười vận động

Đời sống hiện đại, thuận lợi khiến cho con người thường rất ít lúc phải vận động chân tay. Đặc biệt là hiện tượng lười di chuyển hiện đang là một tình trạng thịnh hành với những người làm công sở. Phần lớn mọi người chưa biết được những tác hại của việc lười vận động dẫn tới.

Thói quen lười di chuyển sẽ gây ra đồng loạt các bệnh gây tổn thương như: tim mạch, tiểu tháo đường, béo phệ, đặc biệt là những bệnh về xương khớp như: viêm khớp, tha hóa khớp, đau vai gáy, đau cột sống…

4. Dấu hiệu nào buộc bạn phải đến gặp bác sĩ ngay

Các bệnh cơ xương khớp giờ đây không chỉ gặp ở người trung niên, cao tuổi, mà còn xuất hiện ở nhiều người trẻ, nhất là những người làm việc văn phòng, người thường xuyên phải lao động nặng. YOYA khuyên bạn nên đi khám với bác sĩ Cơ xương khớp ngay khi có những bất thường ở các bộ phận cơ, xương, khớp như:  

  • Đau/ đau khi ấn
  • Mệt mỏi
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Viêm, sưng, đỏ
  • Giảm phạm vi chuyển động của khớp
  • Mất chức năng hoạt động của khớp
  • Ngứa ran
  • Tê hoặc cứng cơ, khớp
  • Cơ yếu hoặc giảm lực cầm nắm

5. Điều trị bệnh xương khớp bằng vật lý trị liệu

Hiện nay, phương pháp chữa bệnh bằng vật lý trị liệu đang được các bệnh viện, phòng khám xương khớp áp dụng và đem lại hiệu quả chữa bệnh cao cho bệnh nhân. YOYA cùng bạn tìm hiểu xem phương pháp này có gì thú vị nhé!

5.1 Vật lý trị liệu – hy vọng mới cho người mắc bệnh xương khớp

Vật lý trị liệu là Phương pháp điều trị bằng việc ứng dụng các yếu tố vật lý tác động lên cơ thể con người ví dụ như lực cơ học, nhiệt độ, dòng điện, ánh sáng, các loại sóng âm, sóng từ trường… . Đây là một phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc và đang được rất nhiều khách hàng bị đau cơ xương khớp lựa chọn. Ưu điểm của vật lý trị liệu là: 

  • Giúp người bệnh phục hồi và cải thiện các chức năng bị giảm hoặc bị mất.
  • Phục hồi các chức năng sau phẫu thuật và các chấn thương của người bệnh.
  • Không phải trải qua phẫu thuật đau đớn, ít dùng thuốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.

5.2 Phòng khám xương khớp YOYA – Phòng khám vật lý trị liệu uy tín tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Quan tâm và thấu hiểu những nỗi lo lắng của bệnh nhân mắc bệnh xương khớp, Phòng khám YOYA có địa chỉ tại tòa Sky Garden Phú Mỹ Hưng – phường Tân Phong – quận 7 – Thành phố Hồ Chí Minh luôn nỗ lực xây dựng uy tín với khách hàng bằng việc tìm kiếm các phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn. Tại đây chúng tôi có:

  • Đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp: Phòng khám xương khớp YOYA có các bác sĩ đầu ngành đến từ Đài Loan, với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cơ xương khớp, đến với YOYA, bạn sẽ được các bác sĩ của chúng tôi thăm khám, đưa ra lời khuyên và phác đồ điều trị nhanh chóng nhất mà không mất nhiều thủ tục.
  • Cơ sở vật chất hiện đại: Tại địa chỉ Sky Garden Phú Mỹ Hưng – phường Tân Phong – quận 7 – Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi có hệ thông phòng bệnh hiện đại, sạch sẽ, thoáng mát với trang thiết bị thông minh phục vụ bệnh nhân trong việc điều trị bệnh xương khớp.
  • Phương pháp điều trị linh hoạt: Tại phòng khám vật lý trị liệu YOYA, chúng tôi sử dụng rất nhiều các phương pháp khác nhau để điều trị và phục hồi các bệnh khác nhau: Phương pháp điều trị bằng tác nhân cơ học (điều trị bằng xoa bóp, điều trị bằng kéo giãn cột sống, nắn chỉnh bằng tay);  phương pháp điều trị bằng vận động (Tập vận động thụ động, chủ động, tập theo bài tập, tập có dụng cụ,…), Điều trị bằng tác nhân vật lý ( Điều trị bằng nhiệt, sóng điện âm, tia hồng ngoại,..)

Chữa bệnh bằng vật lý trị liệu sẽ giúp bệnh nhân trở lại cuộc sống khỏe mạnh như ban đầu. Liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn về điều trị các bệnh đau cơ xương khớp nhé!

PHÒNG KHÁM VẬT LÝ TRỊ LIỆU YOYA

Địa chỉ:  S52, chung cư Sky Garden Phú Mỹ Hưng, phường Tân Phong, quận 7,                      thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028-627 07957/ 028-54103992 

Bài viết Thói quen xấu nào đang làm hại xương khớp của bạn từ phòng khám xương khớp YOYA mong rằng sẽ giúp bạn thay đổi được nhiều thói quen có hại, giúp bạn có thể sống vui, khỏe hơn. Nếu bạn quan tâm đến chúng tôi, hãy truy cập Yoyavn.com để có thêm nhiều thông tin nhé.