Khoa xương khớp bệnh viện

Bệnh xương khớp là một trong các bệnh phổ biến của người Việt Nam và gây ra các biến chứng nặng nề ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đời sống người bệnh, nhất là người trong độ tuổi trung niên, người già, người có sức đề kháng kém. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh xương khớp đều có thể phát hiện và đoán từ rất sớm, vì thế việc thăm khám sức khỏe định kỳ là việc làm rất cần thiết. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về những điều bạn nên biết khi thăm khám tại khoa xương khớp nhé!

1. Những chấn thương xương khớp thường gặp

1.1 Chấn thương phần mềm

Các chấn thương phần mềm là những tổn thương da, cơ, mạch máu,.. Các tổn thương thường gặp là bong gân, căng cơ, giãn dây chằng, rách cơ, rách dây chằng,… Các tổn thương phần mềm tuy gây nhiều khó chịu và khó khăn trong các hoạt động nhưng là dạng tổn thương không quá nghiêm trọng và có thể phục hồi nhanh, ít để lại di chứng nếu được điều trị đúng cách. 

1.2 Gãy xương

Gãy xương là sự phá hủy đột ngột các cấu trúc bên trong của xương gây ra các tổn thương và làm gián đoạn về truyền lực qua xương. Nói cách khác, xương mất tính liên tục và hoàn chỉnh do ngoại lực gây nên. 

Một số nguyên nhân gãy xương bao gồm:

– Gãy xương do chấn thương: Gãy xương xảy ra sau tác động của một lực chấn thương như ngã, tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt hoặc chơi thể thao.

– Gãy xương do bệnh lý: Một số bệnh lý như u xương, viêm tủy xương, lao xương, loãng xương gây phá hủy xương, giảm mật độ xương làm xương yếu và dễ gãy.

Gãy xương là chấn thương nguy hiểm và cần được điều trị ngay lập tức. Việc điều trị gãy xương cần được điều trị hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh cần tới các cơ sở y tế để được điều trị và theo dõi tình trạng bệnh giúp cho việc điều trị đạt kết quả tốt.

asian adult suffering from wrist pain use hand touch arm massage wrist relieve body part isolated white surface 1

1.3 Thoái hóa xương khớp

Bắt đầu từ sau tuổi 30, tuổi càng cao thì quá trình thoái hóa càng nhanh. Thoái hóa tác động đến cả xương, sụn, xương dưới sụn và màng hoạt dịch khớp, trong đó tế bào sụn khớp và xương dưới sụn là quan trọng hàng đầu. Nguyên nhân gây thoái hóa xương khớp chủ yếu do tuổi cao, bên cạnh đó còn có các yếu tố thuận lợi như: di truyền, tình trạng béo phì, có các vi chấn thương xảy ra thường xuyên ở khớp, viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp hoặc có tiền sử chấn thương mạnh tại khớp như: bị ngã, tai nạn lao động, tai nạn thể thao…

Triệu chứng thoái hóa xương khớp rất đa dạng, trong đó thường gặp nhất là: 

– Đau nhức quanh khớp: ở những vùng xung quanh khớp và xương bị thoái hóa thường xuất hiện những cơn đau âm ỉ, lúc đầu người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi là cơn đau sẽ giảm nhưng khi bệnh trở nặng thì cơn đau kéo dài và đau dữ dội hơn.

– Cứng khớp: Cứng khớp buổi sáng là một triệu chứng hay gặp ở bệnh nhân thoái hóa khớp. Biểu hiện rõ nhất khi bệnh nhân ngủ dậy, khó cử động các khớp bị thoái hóa, đau, sau khoảng 30 phút mới có thể bình thường trở lại.

– Xương khớp bị biến dạng: có thể vùng thoái hóa sẽ bị sưng to lên hoặc các cơ sẽ bị teo nhỏ lại.

– Hạn chế các hoạt động: các hoạt động trong đời sống hàng ngày bị hạn chế như cúi đầu sát đất, quay cổ ra sau.

– Bên cạnh đó còn có thể kèm theo ê ẩm, tê bì các vùng xung quanh hoặc đau lan tới các cơ quan khác. 

1.4 Thoát vị xương khớp

Thoát vị là tình trạng khi cơ quan chệch ra khỏi vị trí bình thường, có thể xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức. Nguyên nhân gây thoát vị do các yếu tố như: di truyền, tư thế sai trong lao động, vận động, thoái hóa tự nhiên, bị tai nạn, chấn thương cột sống. Trên thực tế, thường hay gặp hiện tượng đau lan tỏa (đau dây thần kinh). 

1.5 Loãng xương

Loãng xương là một tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương làm giảm sức mạnh của xương dẫn đến làm tăng nguy cơ gãy xương. Sức mạnh của xương được phản ánh thông qua hai yếu tố: khối lượng xương và chất lượng xương. Nguyên nhân gây loãng xương có thể là do thay đổi nội tiết tố, tuổi tác, dùng thuốc… Đặc biệt ở phụ nữ, tốc độ mất xương giai đoạn mãn kinh từ 1 – 3% mỗi năm, kéo dài từ 5 – 10 năm sau khi mãn kinh.

1.6 Chấn thương thần kinh

Các chấn thương thần kinh có thể là các chấn thương thứ phát do tổn thương xương, cơ gây chèn ép thần kinh hoặc các bệnh về thần kinh. Thường gặp nhất là Đau thần kinh tọa: tình trạng đau lan từ mông xuống dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Các nguyên nhân gây ra đau thần kinh tọa gồm có:

Thoát vị đĩa đệm, thoái hoá cột sống thắt lưng, thoái hoá làm hẹp ống sống, trượt đốt sống. Ngoài ra, các nguyên nhân khác gây đau thần kinh tọa còn do chấn thương, viêm…

1.7 Viêm xương khớp

Viêm là tình trạng đặc trưng bởi triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau. Viêm thường xuất hiện sau các chấn thương hoặc do nguyên nhân bệnh lý. Bệnh viêm xương khớp phổ biến ở Việt Nam là viêm khớp dạng thấp.

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý viêm mạn tính, ảnh hưởng toàn thân, đặc biệt là gây viêm khớp, biểu hiện sưng, nóng, đỏ, cứng khớp và giới hạn cử động. Bất kỳ khớp nào cũng có thể bị ảnh hưởng, nhưng thường gặp nhất là các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân. Ngoài khớp, các cơ quan khác cũng có thể bị tổn thương như tim, phổi, da, mắt. Tổn thương khớp mà viêm khớp dạng thấp gây ra thường xảy ra ở cả hai bên cơ thể.

2. Khi nào bạn cần thăm khám xương khớp tại bệnh viện?

Khi có các triệu chứng đau nhức khó chịu kéo dài trong nhiều ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm, nên đi khám để các bác sĩ chuyên khoa kiểm tra, đánh giá mức độ tổn thương và có hướng điều trị kịp thời.

Đặc biệt khi có một trong các biểu hiện dưới đây, người bệnh cần đi khám ngay:

– Xương hoặc khớp bị biến dạng hoặc không thể vận động như bình thường được.

– Trong trường hợp chấn thương ở chân mà bạn không thể chịu được trọng lượng bên chân đau hoặc bạn cảm thấy nặng hơn, khó khăn trong việc đi lại, bạn hãy đi khám ngay lập tức.

– Vết thương sưng to.

– Vết thương sưng tấy nhiều và đổi màu da.

3. Khoa xương khớp trung tâm YOYA

3.1 Về chúng tôi

Phòng khám vật lý trị liệu YOYA  có mặt tại khu vực quận 7 Thành Phố Hồ Chí Minh vào năm 2009. Hiện có 3 vị  y bác sĩ chuyên nghiệp đến từ Đài Loan. Với không gian thoải mái, hệ thống phòng ốc hiện đại, cùng các thiết bị kỹ thuật tiên tiến. Bệnh nhân được thăm khám điều trị tận tình ngay tại phòng khám và cung cấp các dịch vụ điều trị ưu việt nhất. 

Đội ngũ y bác sĩ với phương châm là tính chuyên nghiệp, phục vụ tận tình, hỗ trợ và chăm sóc bệnh nhân 1 cách tốt nhất.

3.2 Các phương pháp điều trị

YOYA là trung tâm Vật lý trị liệu thông qua 3 hình thức: điều trị bằng động tác, điều trị bằng phương pháp thủ công và điều trị  bằng thiết bị. Các phương pháp trị liệu được thực hiện bởi chuyên viên vật lý trị liệu đảm bảo sự hồi phục sức khỏe cho bệnh nhân.

Hãy liên hệ YOYA để nhận được điều trị ưu việt thông qua địa chỉ liên hệ:

YOYA Orthopedic Physical Therapy

Địa chỉ: S52 Sky Garden Phú Mỹ Hưng, Phường Tân Phong, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Số điện thoại: 028-62707957/028-54103992Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh tật, trong đó có các bệnh cơ xương khớp. từ đó có kế hoạch điều trị đạt kết quả tối ưu. Hiện nay, trung tâm vật lý trị liệu YOYA có các gói Khám sức khỏe tổng quát phù hợp với từng độ tuổi, giới tính và nhu cầu riêng của quý khách hàng với chính sách giá hợp lý. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những điều bạn nên biết khi thăm khám tại khoa xương khớp. Khi bạn gặp vấn đề về xương khớp, hãy đến với YOYA để được đón tiếp và sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại đi kèm với các dịch vụ y tế hoàn hảo.