Đối với những người thích vận động, luyện tập thể thao việc bị đau mắt cá chân là tình trạng thường xuyên gặp phải khi bị chấn thương hoặc di chuyển quá nhiều. Mặc dù đây là một triệu chứng thường gặp nhưng không nên xem thường, bởi nó ảnh hưởng lớn đến xương khớp và gây ra tình trạng khó khăn trong việc đi lại. Hơn nữa, nếu lơ là trước các chấn thương này có thể dẫn đến tình trạng sưng tấy, gây đau đớn và cản trở sinh hoạt. Việc chậm trễ điều trị hoặc điều trị sai cách còn có thể gây ra tình trạng ngày càng trầm trọng hơn và làm suy giảm các chức năng vận động. Hãy cùng với Phòng khám xương khớp YOYA tìm hiểu kĩ hơn về tình trạng đau mắt cá chân qua bài viết sau đây để hiểu sâu hơn về nguyên nhân cũng như cách điều trị của căn bệnh này.
1.Đau mắt cá chân là bệnh gì?
Mắt cá chân tập trung nhiều khớp nhỏ với các gân chạy từ chân đến bàn chân. Với cấu trúc khá phức này, chỉ cần có một vài tác động nhỏ cũng có thể khiến mắt cá chân bị tổn thương.
Đau mắt cá chân là cảm giác khó chịu, đau nhức xuất hiện ở vùng khớp cổ chân. Cơn đau này có thể gây ra bởi chấn thương như bong gân, hoặc do bệnh lý như viêm gân, khớp mắt cá chân. Tình trạng sưng đau mắt cá chân có thể do bất kỳ nguyên do nào gây ra, và ở bất kỳ độ tuổi nào. Có thể đi kèm các triệu chứng như:
- Mắt cá chân bị sưng đỏ
- Đi bộ khó khăn do các cơn đau ở mắt cá chân.
Nếu tình trạng nặng các khớp lớn sẽ bị tê liệt gây đau đớn và tổn thương nhiều khớp khác nhau không chỉ là mắt cá chân. Tồi tệ hơn sẽ dẫn đến việc các khớp bị mất hoàn toàn chức năng vận động và khả năng chơi thể thao.
2.Triệu chứng của bệnh đau mắt cá chân
Các triệu chứng đau mắt cá chân phụ thuộc nhiều vào các nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh. Thông thường, là do:
- Ứ dịch trong cơ thể vì một số bệnh nền sẵn
- Tác dụng phụ của thuốc
- Tắc mạch bạch huyết: căn bệnh gout với đặc trưng là các cơn đau buốt dữ dội, kèm theo triệu chứng mắt cá chân bị sưng tấy, nóng đỏ…
- Bong gân: Đau khớp mắt cá chân, xuất hiện tình trạng sưng, bầm tím, khớp yếu
- Mang thai: Sưng ở bàn chân và mắt cá trong suốt thời kỳ mang thai (thường là sau 20 tuần) đây là tình trạng bình thường nhưng nếu nhận thấy mắt cá chân sưng đột ngột và quá nhiều thì nó có thể là biểu hiện của tiền sản giật cần đến ngay bác sĩ để tránh nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
- Viêm khớp cổ chân: Đau ở khớp xương và các vùng xung quanh, các cử động khớp bị hạn chế…
Khi bị đau mắt cá chân bạn sẽ không thể chơi được các môn thể thao, bởi các hoạt động này sử dụng rất nhiều đến các khớp và tác động không nhỏ đến mắt cá nhân. Việc di chuyển cũng không được nhanh nhẹn và linh hoạt như trước.
Cơn đau có thể làm thay đổi tư thế và dáng đi của người bệnh, khiến họ phải đi bộ một cách khá tập tễnh để giảm đau. Hơn nữa, cơn đau khớp có thể lan đến những khớp khác trên cơ thể như đầu gối và hông. Vì vậy, nếu bạn hiểu được nguyên nhân và biến chứng của đau mắt cá, bạn sẽ đánh giá đúng tầm quan trọng của nó và điều trị kịp thời, nhờ vậy có thể cải thiện hoạt động hàng ngày của bạn và tránh bị bệnh đau mắt cá chân.
3.Nguyên nhân gây đau mắt cá chân
Một số nguyên nhân có thể gây đau mắt cá chân có thể liệt kê như:
- Chấn thương mắt cá chân: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Ví dụ như bong gân chiếm 85% trong số các chấn thương mắt cá chân. Bong gân xảy ra khi dây chằng (phần mô nối với xương) bị rách hoặc căng quá mức. Hầu hết các chứng bong gân mắt cá là bong gân mặt bên, xảy ra khi bàn chân bị vặn về 1 bên.
- Chơi thể thao: các môn thể thao vận động nặng có thể gây ra đau đớn trên mắt cá chân
- Cân nặng quá lớn hoặc béo phì làm cho trọng lượng cơ thể đè lên khớp mắt cá khiến mắt cá bị chèn ép. Tình trạng này dẫn đến bệnh của dây chằng ở mắt cá chân và làm yếu khớp, việc này còn liên quan đến căn bệnh gout
- Viêm khớp cổ chân xảy ra khi sụn khớp bị thoái hóa làm các khớp xương cọ sát vào nhau, khiến vùng khớp cổ chân bị đau nhức. Đặc biệt, các chấn thương do tai nạn nếu không chữa trị triệt để có thể dẫn đến tổn thương khớp tạo ra vi khuẩn và nấm xâm nhập gây ra tình trạng viêm, đau mắt cá chân dữ dội.
4.Cách phòng ngừa đau mắt cá chân
Các bạn có thể tham khảo các cách phòng ngừa đau mắt cá chân sau để tránh việc để lại di chứng và những cơn đau không mong muốn:
- Nên chọn một đôi giày thích hợp đồng hành cùng bạn, tránh đi giày cao gót ảnh hưởng rất không tốt đến các khớp mắt cá chân
- Khi tập thể dục nên chú ý đến các bài tập khởi động kéo giãn cổ chân và mắt cá chân
- Khi tham gia các hoạt động thể thao dễ dẫn đến bong gân nên mang theo các phụ kiện bảo vệ mắt cá chân như băng dán cơ RockTape để giảm chấn thương
- Hãy lên chế độ và kế hoạch để giảm cân nếu bạn bị béo phì nhằm giảm áp lực lên mắt cá chân.
Tóm lại bạn cần thay đổi thói quen hằng ngày của bản thân, cần chú ý sức khỏe hơn, nếu bạn đang thừa cân quá nhiều hãy giảm béo. Việc tập thể dục rất tốt nhưng việc khởi động còn quan trọng hơn. Nếu bạn không khởi động, việc tập thể dục chẳng những không khiến cơ thể bạn đẹp lên, mà nó còn làm đau mắt cá và các khớp trong cơ thể bạn. Một đôi giày đẹp không bằng một đôi giày vừa và phù hợp với đôi chân bạn đừng vì ánh nhìn của người khác mà khiến bản thân cảm thấy khó chịu.
5.Các cách sơ cứu khi bị đau mắt cá chân
Khi bạn tham gia hoạt động thể thao hoặc bất ngờ gặp chấn thương đau nhức mắt cá chân thì có thể xem cách sơ cứu sau đây:
Một phương pháp sơ cấp cứu được các bác sĩ đặt ra khi xử lý các chấn thương trong thể thao đó là: R-I-C-E. Thực hiện đúng phương pháp này sẽ giúp vết thương mau lành, giảm đau hiệu quả cho người bị tình trạng đau mắt cá chân:
5.1. R – Rest (Nghỉ ngơi)
Nghỉ ngơi là quá trình rất tốt để giảm chấn thương cho các cơ và khớp. Người bị chấn thương nên hạn chế mức thấp nhất việc di chuyển và vận động để giảm phù nề và đau đớn biến chứng sau này. Tốt nhất là bất động chi bằng bột hoặc nẹp.
Người bệnh cần tránh để các đồ vật nặng lên phần bị chấn thương. Theo phương pháp sơ cứu RICE đây là một biện pháp rất hiệu quả và quan trọng.
5.2. I – Ice (Làm lạnh)
Chườm đá giúp giảm đau, giảm co thắt, giảm sưng nề và giảm chảy máu. Nhiệt độ lạnh nhanh chóng giúp người dính chấn thương giảm đau, đồng thời hạn chế sưng vì nhiệt độ lạnh làm giảm lưu lượng máu đến vùng bị thương.
Mặc dù chườm lạnh có khả năng giảm đau tức thời nhưng cũng cần chú ý đến thời gian tiếp xúc với đá không nên kéo dài quá 15-20 phút. Thời gian nếu kéo dài có thể dẫn đến tình trạng bị bỏng lạnh và tổn thương da, vì vậy sau 15 phút cần chờ vùng da tổn thương ấm lại rồi mới tiếp tục. Nên dùng đá lạnh bọc trong khăn mỏng ép vào vùng bị chấn thương. Sẽ tốt hơn cả nếu bạn sử dụng những túi chườm đá có chức năng massage.
5.3. C – Compress (Băng ép)
Băng bó, ép chặt vùng chấn thương giúp hạn chế chảy máu và giảm phù nề, có thể trì hoãn việc chữa bệnh một thời gian. Tốt nhất dùng băng thun, băng tại vị trí tổn thương, băng rộng lên phía trên và xuống phía dưới vùng thương tổn. Nếu bạn cảm thấy đau nhói hay quá chặt, có thể nới lỏng dần dần.
5.4. E – Elevate (Kê cao chi)
Kê cao chi (cao hơn mức tim) nhằm tạo thuận lợi cho máu trở về tim dễ dàng, giúp giảm phù nề, giảm chảy máu. Với chi dưới, kê cao chân ở tư thế nằm, với chi trên, treo tay bằng đai treo tay
Tìm hiểu thêm việc xử lý vết thương trong thể thao tại: Lưu ý khi xử lý chấn thương trong thể thao
Xịt chấn thương cũng là một biện pháp được sử dụng nhiều trong thể thao khi bị chấn thương cần sơ cứu khẩn cấp. Bởi vì bình xịt chấn thương này có thể giảm đau chỉ sau vài phút rất an toàn, kiềm chế cơn đau hiệu quả, thiết kế dạng xịt phun sương khô rất dễ sử dụng và mang theo bên mình, mùi thơm dễ chịu, nhẹ nhàng.
6.Các cách điều trị của bệnh đau mắt cá chân
6.1. Điều trị nội khoa
– Nghỉ ngơi hợp lý: Tránh động tác mạnh và đột ngột như mang vác nặng, hạn chế vận động thể thao, nếu có hãy chọn một bài tập nhẹ nhàng. Hạn chế việc di chuyển ít nhất có thể trong những ngày đầu. Nên sử dụng các đồ để tránh gây áp lực cho mắt cá chân của bạn nếu cần phải di chuyển như nạng hoặc gậy.
– Sử dụng thuốc: Nếu tình trạng không nghiêm trọng bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường không cần kê đơn của bác sĩ. Ví dụ: acetaminophen, ibuprofen…. những thuốc này có tác dụng giúp giảm đau và giảm sưng viêm.
- Mỗi khi cơn đau giảm đi, bạn hãy cố gắng xoay tròn cổ chân, xoay theo hai hướng và hãy dừng lại nếu nó gây đau.
- Bạn hãy gấp cổ chân lên xuống.
Các bài tập này có thể giúp mắt cá chân bạn giảm đau, sưng và tăng nhanh khả năng phục hồi của nó.
+ Tình trạng bệnh nặng hơn nên đề nghị xin toa thuốc giảm đau của bác sĩ trong thời gian ngắn.
+ Còn đối với các trường hợp viêm khớp nghiêm trọng, người bệnh có thể cần tiêm cortisone vào mắt cá chân để hỗ trợ giảm đau và viêm. Quy trình này chỉ diễn ra vài phút, và giảm đau trong vài giờ nhưng nó lại mang đến hiệu quả kéo dài 3-6 tháng.Có thể nói đây là một thủ thuật không xâm lấn, nhanh chóng. Tuy nhiên nó cũng khá nguy hiểm nên cần tới sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ chuyên gia.
6.2. Phẫu thuật
Phẫu thuật đôi khi có thể được chỉ định để điều trị một số tình trạng ở mắt cá chân. Chẳng hạn như gãy xương nghiêm trọng, bác sĩ có thể cần phẫu thuật để cố định xương mắt cá chân lại vị trí cũ bằng cách sử dụng vít, tấm kim loại hoặc ghim định hình.
Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật trong các trường hợp cần thiết
Các phương pháp phẫu thuật mắt cá chân phổ biến bao gồm:
- Nội soi: Trong giai đoạn đầu của bệnh viêm khớp, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật nội soi để xác định các sụn, mô bị viêm hoặc các gai xương phát triển xung quanh khớp. Trong phẫu thuật này, bác sĩ đưa một camera nhỏ vào bên trong khớp mắt cá chân thông qua một vết rạch nhỏ. Sau đó đưa các dụng cụ phẫu thuật vào vết rạch để tiến hành làm sạch viêm.
- Hợp nhất mắt cá chân: Ở phẫu thuật này bác sĩ tiến hành hợp nhất các khớp xương mắt cá chân lại để ngăn chúng di chuyển và giảm các cơn đau
- Thay thế mắt cá chân: Nếu các khớp xương bị tổn thương quá nghiêm trọng các phương pháp khác đều không có tác dụng, bác sĩ sẽ đề nghị được loại bỏ bỏ sụn và xương bị tổn thương, sau đó thay thế bằng vật liệu nhân tạo. Tất nhiên các vật liệu nhân tạo không thể như trước sẽ yếu và càng dễ gãy hơn, nên bệnh nhân nên hết sức chú ý tĩnh dưỡng và không được vận động mạnh.
6.3. Vật lý trị liệu – Giải pháp hữu hiệu cho cơn đau mắt cá chân
Lựa chọn biện pháp trị liệu bằng phương pháp này là vô cùng chính xác, có hiệu quả tốt hơn cả so với các phương pháp khác, bởi nó không gây ra tác dụng phụ, không gây đau đớn và rủi ro như phẫu thuật, không xâm nhập vào cơ thể như việc tiêm cortisone và còn có tác dụng dài và hiệu quả hơn.
Đây là một biện pháp điều trị bệnh đau mắt cá chân vô cùng hiệu quả, Phương pháp này có 3 dạng điều trị là: Điều trị bằng động tác (tập thể dục), điều trị bằng phương pháp thủ công (cử động tay), điều trị bằng thiết bị (Mod Dality)
Mục đích của vật lý trị liệu là để phòng bệnh, điều trị và phục hồi vận động, chức năng cho cơ thể. Phương pháp này tác động vào bằng các tác nhân vật lý và các bài vận động.
Có thể nói việc điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu có vai trò rất quan trọng trong việc tăng tuần hoàn máu cho chân, tăng khả năng hoạt động của các khớp xương, tăng chuyển hóa, giảm đau, giãn cơ và sớm phục hồi được các chức năng vận động.
Phương pháp vật lý trị liệu là một dạng điều trị đặc biệt, các bác sĩ sẽ thông qua kiểm tra và xem xét cơ thể của bệnh nhân mà có các phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng từng bệnh nhân.
- Phương pháp này mang lại có lợi ích vô cùng tuyệt vời như:
- Giảm đau, mệt mỏi
- Có thể giúp cơ thể tăng khả năng phục hồi về bình thường sau tai nạn, chấn thương vận động, phẫu thuật,…
- Giúp duy trì và tăng khả năng di chuyển linh hoạt của các sụn khớp
- Hạn chế nguy cơ phải phẫu thuật hoặc điều trị cho những người không đủ điều kiện phẫu thuật có thể giảm đau đớn và tăng khả năng tự phục hồi
- Tăng các cơ bắp, gân, giảm căng cứng cơ, dây chằng, hỗ trợ sụn khớp…
- Hỗ trợ người bệnh các công cụ di chuyển và khung tập
Nếu có bất cứ biểu hiện nào về bệnh đau mắt cá chân hay những bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp, thần kinh và cột sống thì hãy liên hệ YOYA, với đội ngũ bác sĩ hàng đầu đến từ Đài Loan, các bạn sẽ được các bác sĩ trực tiếp thăm khám và điều trị. Đến với YOYA bệnh nhân được trả kết quả chẩn đoán ngay tại phòng khám và tư vấn chăm sóc sức khỏe hiệu quả bởi các dịch vụ điều trị ưu việt nhất. Đội ngũ y bác sĩ YOYA với phương châm: “Chuyên nghiệp, phục vụ tận tình, chu đáo, và nỗ lực hết mình vì sức khỏe của người bệnh”
7.Đau mắt cá chân – Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Bạn nên đến gặp bác sĩ khi:
- Bạn hoàn toàn không thể chịu được cơn đau ở mắt cá chân và sức nặng lên bàn chân sau hai hoặc ba ngày
- Sau một tuần nghỉ ngơi bạn vẫn không thể chạy và hoạt động bình thường được
- Mắt cá chân bị bầm tím đến mức tụ máu màu đen
- Bạn có triệu chứng nhiễm trùng (sờ vào thấy nóng, đỏ).
- Bạn bị thương ở mắt cá nhân kiểu tương tự trước đây
- Bạn có tiền sử bị bệnh tim và thận mắt cá chân bị sưng ngày càng nặng
- Người có bệnh gan bị đau đột ngột ở mắt cá chân
- Người đang mang thai
Nếu bạn vẫn còn đang đắn đo tìm cho mình một địa điểm điều trị chứng đau mắt cá chân hiệu quả, Phòng khám vật lý trị liệu YOYA sẽ là một sự lựa chọn khiến bạn cảm thấy hài lòng. Phòng khám vật lý trị liệu là một trong những đơn vị hàng đầu trong việc điều trị các bệnh về xương khớp tại Việt Nam với đội ngũ y bác sĩ luôn tận tâm, lấy người bệnh làm gốc. Các bệnh nhân điều trị tại YOYA sẽ được sử dụng những phương pháp an toàn và tối tân, hiệu quả tuyệt vời đến từ các bác sĩ tới từ Đài Loan.
PHÒNG KHÁM VẬT LÝ TRỊ LIỆU YOYA
Địa chỉ: S52, chung cư Sky Garden Phú Mỹ Hưng, phường Tân Phong, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 – 627 07957/ 028 – 54103992
Hy vọng với những chia sẻ ở trên mọi người đã hiểu được đau mắt cá chân là gì nguyên nhân và cách điều trị. Bài viết nhằm giải tỏa thắc mắc và lo âu của người bệnh cũng như cách để cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Bệnh nhân không nên coi thường căn bệnh này mà hãy điều trị ngay từ những ngày đầu. Bạn hãy nhớ rằng: mắt cá chân của bạn chịu rất nhiều áp lực nhất là lúc vận động mạnh, tác động rất nhiều đến mắt cá chân, hơn nữa mắt cá chân rất quan trọng, nếu không có nó sẽ vô cùng khó khăn trong việc di chuyển. Chính vì vậy nếu bạn không quan tâm đến chúng, bạn có thể sẽ nhận hậu quả vô cùng nặng nề. YOYA hân hạnh được làm người bạn đồng hành bền vững, cùng bạn giữ gìn và nâng cao sức khỏe vì một tương lai tốt đẹp hơn!