5 LƯU Ý MÀ BẠN KHÔNG THỂ BỎ QUA KHI BỊ ĐAU BÀN CHÂN

Đau bàn chân là triệu chứng thường gặp ở bất kỳ ai, bởi bàn chân là cơ sở, chịu trọng lượng, lực tác động của cả cơ thể khi đi đứng, chạy nhảy, hay các vận động khác. Chính vì nguyên do ấy mà bàn chân thường chịu tổn thương, hoặc chịu ảnh hưởng của các bệnh lý khác tác động lên các khớp xương, dây chằng ở bàn chân, gây đau nhức cho người bệnh. Để nhận biết và phòng ngừa các triệu chứng nguy hiểm cũng như những lưu ý khi bị đau bàn chân, hãy cùng YOYA tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1. Các triệu chứng đau bàn chân thường gặp

Bàn chân có cấu tạo với hơn 7000 dây thần kinh, với 2000 tuyến nội tiết và các động mạch, tĩnh mạch khác. Mỗi một động tác của cơ thể dường như đều ảnh hưởng đến bàn chân. Bên cạnh đó bàn chân còn chịu trọng lực của toàn bộ cơ thể trong suốt chu trình sống của con người. Chính vì vậy mà đau bàn chân đã và đang trở thành căn bệnh phổ biến ở hầu hết mọi lứa tuổi.

Các triệu chứng thường thấy khi bị đau bàn chân có thể kể đến như:

  • Đau từ ngón chân lan đến gót chân
  • Đau âm ỉ trong xương, khớp
  • Xuất hiện hiện tượng, đau nhức, sưng phù, tê cứng
  • Nóng, ngứa, tê ở lòng bàn chân
  • Đau ở khớp ngón chân
  • Đau gót chân khi đi lại, hoặc đứng lâu
  • Cơn đau thường tăng khi vận động (đi đứng, chạy nhảy,…)

Ngoài ra còn một số các triệu chứng khác. Do bàn chân có cấu tạo đặc thù, với nhiều bộ phận như cổ chân, mắt cá chân, ngón chân, lòng bàn chân, gót chân, mu bàn chân, má trong bàn chân, vì lẽ đó mà khi bị đau bàn chân ở bộ phận nào thường sẽ xuất hiện các cơn đau đặc trưng tại vị trí đó. Hoặc do các bệnh lý khác tác động đến dây thần kinh ở bàn chân gây ra các cơn đau nhức bất chợt, hoặc sưng phù,… tùy vào triệu chứng cũng như nguyên nhân mà hình thành nên các dạng bệnh khác nhau. Khi có dấu hiệu đau bàn chân liên tục kéo dài từ 2 đến 5 ngày cần tìm đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và chữa trị, tránh trường hợp xem nhẹ dẫn đến các biến chứng nguy hại.

trauma bandaged feet health problems medicine treatment

2. Nguyên nhân và hậu quả do đau bàn chân

Tại bàn chân có các bộ phận khác nhau, dấu hiệu cũng khác nhau, chính vì vậy mà có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến đau bàn chân, cần được kiểm tra và có phương pháp điều trị hiệu quả, để tránh những hệ lụy khó lường.

2.1 Nguyên nhân gây đau bàn chân phổ biến

Theo nghiên cứu, cũng như thực tiễn khám và chữa bệnh tại Phòng khám vật lý trị liệu YOYA có thể kể đến một số nguyên nhân gây đau bàn chân thường thấy như:

– Hội chứng bàn chân bẹt: Khi mắc phải hội chứng này, cấu trúc xương bàn chân sẽ bị suy lệch, khi di chuyển, vận động sẽ gây ra các cơn đau nhức

– Chấn thương: nguyên nhân này thường xuất hiện đối với các vận động viên, hoặc đối với người vừa tham gia hoạt động thể thao, do chưa có sự chuẩn bị tốt trong việc khởi động, làm nóng cơ thể, dẫn đến té ngã gây bong gân, hoặc giãn cơ quá mức gây căng cơ.

– Người bị đái tháo đường: khi mắc phải bệnh lý này, người bệnh sẽ dần bị suy giảm các chức năng xương, khớp, đẩy nhanh quá trình thoái hóa, dẫn đến việc khi đi đứng sẽ gây đau đớn cho bàn chân do các xương khớp đã và đang dần thoái hóa không chịu được trọng lượng của cả cơ thể.

– Gút: bệnh lý này thường xuất hiện đối với những người thừa cân, béo phì, sử dụng chất kích thích nguy hại, làm tích tụ axit uric tại vị trí khớp xương, gây đau nhức, sưng tấy nhanh chóng, thường xuất hiện ở ngón chân cái.

– Tắc nghẽn mạch máu: mạch máu bị tắc nghẽn gây ra các cơn đau mỏi, khó chịu cho người bệnh, thời gian dài dẫn đến tê liệt hay thoái hóa khớp.

2.2 Hậu quả khôn lường từ chứng đau bàn chân

Đau bàn chân xuất hiện với nhiều nguyên nhân khác nhau khi không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hại như làm tăng quá trình viêm, thoái hóa xương khớp; bong gân, căng cơ nếu không được chăm sóc tốt sẽ dễ bị tái phát lại thậm chí có thể làm rách cơ, gây hạn chế hoạt động trong một thời gian dài; ngoài ra các bệnh lý nguy hại như bàn chân bẹt, gút, tiểu đường trong thời gian dài sẽ phá hủy các tế bào của bàn chân, đồng thời khiến người bệnh phải chịu các cơn đau đớn hành hạ, gây mất sức, suy nhược cơ thể nghiêm trọng, về lâu dài sẽ không có khả năng điều trị khỏi.

Ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe như trên, đau bàn chân còn có thể dẫn đến việc chất lượng cuộc sống bị giảm sút, do không thể hoạt động và di chuyển một cách bình thường hay thậm chí không thể làm việc.

Đau bàn chân không nguy hiểm, nhưng những nguyên nhân gây ra đau bàn chân lại vô cùng nguy hại, việc thăm khám và điều trị sớm sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi sự hành hạ của các cơn đau, nhanh chóng quay về với cuộc sống bình thường.

3. 5 lưu ý mà bạn không thể bỏ qua khi bị đau bàn chân

Đau bàn chân ở bất kỳ bộ phận nào được xem như một hồi chuông cảnh báo cho tình trạng sức khỏe của bạn. việc hoạt động và sử dụng bàn chân quá nhiều, kèm theo đó là sự quan tâm và chăm sóc không đúng cách khiến một hoặc một số bộ phận ở bàn chân bị tổn thương. Chính vì vậy khi có dấu hiệu bị đau bàn chân, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

3.1 Hạn chế các hoạt động mạnh tác động trực tiếp đến vùng bị đau

Đau bàn chân cho thấy bàn chân của bạn đang chịu tổn thương, cần tránh các hoạt động mạnh, tác động trực tiếp đến vùng bị đau và các vùng xung quanh. Điều này sẽ giúp hạn chế sự tổn thương cho bàn chân, làm giảm khả năng gây tổn thương đến các bộ phận khác của bàn chân, hơn hết chính là hạn chế cơ đau do đau bàn chân gây ra. Nên lưu ý rằng một số cơn đau có thể xuất hiện do việc bạn đã và đang hoạt động quá sức (đi quá nhiều, đứng qua lâu, vận động mạnh,…), khi phát hiện cơn đau cần để bản thân nghỉ ngơi, ngừng tác động trực tiếp để dành thời gian hồi phục cho bàn chân, cơn đau có thể khuyên giảm và biến mất và bạn có thể hoạt động bình thường sau một thời gian. Khi ấy bạn sẽ không cần đến các cơ sở điều trị hay sử dụng thuốc, hạn chế các chi phí cũng như thời gian điều trị.

3.2 Không mang giày cao gót, thay đổi các loại giày vừa chân

Tại môi trường công sở nói chung hay ngay cả khi đi trên đường, phụ nữ thường có thói quen sử dụng giày cao gót. Bởi lẽ, việc sử dụng giày cao gót sẽ làm tăng chiều cao, thon gọn bắp chân, giúp cho bước đi của phái đẹp trở nên uyển chuyển cũng như tạo sự tự tin cho người sử dụng. Tuy nhiên theo nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng giày cao gót quá nhiều làm tăng nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa khớp, loãng xương, giãn tĩnh mạch,…bên cạnh đó việc sử dụng các đôi giày cao gót có thể dẫn đến viêm xương ngón chân. Cần thay đổi thói quen sử dụng giày cao gót thường xuyên, thay vào đó bạn có thể sử dụng các đôi giày thể thao, giày quai hậu hay cả dép lê khi đi trên đường. bên cạnh đó cần lựa chọn đôi giày vừa size, thoải mái với chân của bạn. nếu di chuyển với đôi giày quá rộng hoặc quá chật sẽ khiến bạn dễ bị té ngã gây bong gân, thậm chí gãy xương.

3.3 Chế độ ăn cân đối, giữ cân nặng hợp lý

Chế độ ăn uống không hợp lý làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như thừa cân, béo phì, tiểu đường,… bên cạnh đó còn tăng sức nặng của cơ thể xuống bàn chân. Bên cạnh đó khi sử dụng quá nhiều chất béo, chất kích thích sẽ dẫn đến nguyên nhân gây ra bệnh gút thường gặp ngày nay. Bệnh gút thường xuất hiện ở các khớp xương, thường thấy nhất là ở vị trí khớp ngón cái. Khi mắc phải bệnh này sẽ gây sưng đỏ, to một cách nhanh chóng và cùng với cơn đau đớn dữ dội kéo dài trong một vài ngày hoặc thậm chí một vài tuần tùy mức độ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn.

Mặc khác, khi có chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất sẽ khiến cơ thể mất cân bằng, bàn chân, các khớp xương sẽ không được cung cấp đủ dưỡng chất, gây suy yếu khả năng hoạt động có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác.

Chính vì vậy khi có dấu hiệu đau bàn chân hoặc ngay cả khi chưa có dấu hiệu bạn nên xem lại chế độ ăn uống cũng như cân nặng của bạn thân. Có thể đo chỉ số cơ thể qua tỷ lệ BMI online đơn giản bằng cách nhập chiều cao, cân nặng và độ tuổi của bạn để biết cơ thể bạn đang ở mức hợp lý hay thừa cân,…Ngoài chế độ ăn uống khoa học, bạn cần hoạt động thể thao một cách thường xuyên, tối thiểu 3 lần trong 1 tuần, không những giúp tăng sự dẻo dai mà còn hạn chế các bệnh lý nguy hại khác.

3.4 Tránh căng thẳng, mệt mỏi

Do bàn chân sở hữu một lượng lớn các dây thần kinh của cả cơ thể, chính vì vậy khi cơ thể bạn quá căng thẳng, mệt mỏi sẽ làm giảm các chức năng của dây thần kinh, xuất hiện các cơn đau không chỉ ở chân mà còn ở các bộ phận khác. Nếu gặp phải tình trạng đau bàn chân dữ dội, tránh các hoang mang, lo lắng, hay tìm hiểu thông tin một cách không chính xác có thể khiến bạn vừa mất thời gian, công sức còn mất cả chi phí mà không có kết quả nào, thậm chí khiến bệnh tình trở nặng hơn. Hãy luôn giữ tinh thần lạc quan, tích cực, sẽ giúp bạn trở nên thoải mái hơn, ngoài ra còn giúp giảm đau, đây còn gọi là trị liệu bằng liệu pháp tinh thần.

3.5 Đến thăm khám tại các cơ sở uy tín để được chẩn đoán và điều trị

Chúng ta luôn có thói quen khi gặp phải một vấn đề nào đó liên quan đến sức khỏe, thay vì tìm đến bác sĩ, chúng ta sẽ tự giải quyết bằng cách tra các thông tin trên mạng, hoặc tin theo các phương pháp truyền tai nhau của nhiều người. Đối với một số trường hợp có thể mang lại hiệu quả, tuy nhiên cần lưu ý, khi áp dụng các biện pháp mà bạn tin là hữu hiệu nhưng cơn đau vẫn không khuyên giảm, hoặc khuyên giảm nhưng sau đó lại tiếp tục xuất hiện, hay khi bị các vết thương, sưng tấy sau 3 đến 5 ngày không có dấu hiệu giảm, có thể nhiễm trùng cần đến ngay các bệnh viện, hoặc phòng khám uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời. Các vấn đề liên quan đến nhiễm trùng có thể gây nhiễm trùng máu, hoặc hoại tử xương khớp.

4. Điều trị đau bàn chân

Có nhiều cách điều trị đau bàn chân được áp dụng rộng rãi và mang lại kết quả cao, tuy nhiên cần lưu ý cũng như ưu và nhược điểm của từng cách thức để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mỗi người chúng ta. Một số phương pháp điều trị hiệu quả khi bị đau bàn chân như:

4.1 Điều trị tại nhà

4.1.1 Phương pháp xoa bóp, massage

Khi bị đau bàn chân người bệnh có thể dùng ngón tay cái xoa nhẹ nhàng tại vị trí bị đau, tránh nhấn mạnh, vì một số trường hợp khi nhấn mạnh sẽ đỡ đau hơn nhưng sau đó sẽ làm tăng tình trạng viêm, sưng. Ngoài ra có thể sử dụng rượu để xoa bóp giúp giảm đau hiệu quả.

Phương pháp này với ưu điểm duy nhất là thuận tiện cho người bệnh, tuy nhiên nếu không biết rõ nguyên nhân, việc xoa bóp hay massage đôi khi không mang lại kết quả như mong muốn, chỉ làm giảm cơn đau trong một thời gian ngắn, về lâu dài sẽ không còn tác dụng nếu gặp phải các bệnh trạng cần sự kiểm tra và chữa trị với các liệu pháp chuyên dụng khác.

4.1.2 Chườm lạnh

Tương tự như xoa bóp, massage, chườm lạnh đem lại cảm giác giảm đau tức thì, đồng thời có tác dụng giảm sưng cho các trường hợp bong gân, căng cơ, nhưng đối với các bệnh lý khác thì chỉ giúp giảm đau mà không mang lại hiệu quả khác. Khi áp dụng phương pháp này, cần sử dụng mỗi ngày với ít nhất 20 phút 1 lần để có kết quả tốt nhất.

4.1.3 Sử dụng thuốc

Người bệnh có thể đến các quầy thuốc tây mua các loại thuốc giảm đau để sử dụng,  có tác dụng giảm đau nhanh chóng và vô cùng hiệu quả, nhưng đối với một số bệnh cần có thuốc đặc trị như gút, tiểu đường, thì liệu pháp này không mang lại hiệu quả như mong muốn, bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hại cho sức khỏe của bạn.

Tìm hiểu thêm về thoái hóa đốt sống cổ tại: Thoái hóa đốt sống cổ – Căn bệnh chưa nhiều nguy cơ

4.2 Phương pháp vật lý trị liệu xóa tan đau bàn chân tại các cơ sở uy tín

Khi nhắc đến các vấn đề về xương khớp, ngoài các liệu pháp tây y hay các cách thức áp dụng tại nhà, người bệnh còn quan tâm hơn hết chính là vật lý trị liệu. Trải qua thời gian hình thành và phát triển, vật lý trị liệu trong việc điều trị xương khớp, đau bàn chân đã tạo được uy tín và sự tin tưởng của hầu hết mọi người. Với tiêu chí “Chuyên nghiệp, phục vụ tận tình, chu đáo, và nỗ lực hết mình vì sức khỏe của người bệnh” phòng khám vật lý trị liệu YOYA luôn cố gắng nghiên cứu và tìm kiếm các phương pháp điều trị tối ưu nhất, hỗ trợ điều trị mang lại kết quả tốt nhất cho người bệnh.

Được thành lập và phát triển từ năm 2009 đến nay, tọa lạc tại Thành phố Hồ Chí Minh, với đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp và tận tâm đến từ Đài Loan trực tiếp thăm khám và điều trị, YOYA đã sở hữu cho mình sự tin tưởng cũng như những đánh giá tích cực từ khách hàng. Đến với YOYA bạn sẽ được trải nghiệm sự chuyên nghiệm trong việc khám chữa bệnh, không gian thoáng mát với các thiết bị y tế hiện đại.

Đối với chứng đau bàn chân với nhiều nguy cơ nguy hiểm, khi còn đang phân vân về cơ sở uy tín chất lượng, thì bạn có thể yên tâm tìm đến chúng tôi.Một số phương pháp điều trị đang được thực hiện tại YOYA như:

– Chườm lạnh: Phương pháp này được các kỹ thuật viên áp dụng đối với những chấn thương phần mềm như bong gân, căng cơ, sưng do hoạt động lâu,… giúp tan máu bầm, giảm đau, sưng nhanh chóng.

– Tập các bài tập thể dục: đội ngũ chuyên viên sẽ hướng dẫn cho bạn các bài tập thể dục đúng tư thế, hay điều chỉnh các tư thế đi, đứng, hoạt động hạn chế các tác động trực tiếp đến bàn chân đau bằng các bài tập co duỗi bàn chân, ngón chân, mắt cá chân,…

– Châm cứu, bấm huyệt: giúp xoa dịu các cơn đau, đồng thời hỗ trợ các tuyến nội tiết, các dây thần kinh được đã thông, cải thiện tình trạng tắc nghẽn mạch máu.

Ngoài ra còn có các thiết bị y tế hiện đại hỗ trợ điều trị nhanh chóng, không gây đau đớn cho người bệnh. Một số thiết bị có thể kể đến như sóng sử dụng tia hồng ngoại, sóng xung kích,…

Nếu bạn có nhu cầu điều trị đau bàn chân bằng phương pháp vật lý trị liệu, Phòng khám vật lý trị liệu YOYA sẵn sàng trở thành lựa chọn đáng tin cậy mang lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe của bạn.

Trên đây là các thông tin về đau bàn chân cùng với những lưu ý khi mắc phải các triệu chứng này. YOYA hi vọng có thể cung cấp thêm cho bạn những thông tin bổ ích và cần thiết về sức khỏe. Mọi thắc mắc về chúng tôi, bạn có thể tìm hiểu qua Fanpage hoặc đến trực tiếp để được thăm khám và điều trị tốt nhất.

PHÒNG KHÁM VẬT LÝ TRỊ LIỆU YOYA

Địa chỉ: S52, chung cư Sky Garden Phú Mỹ Hưng, phường Tân Phong, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 – 627 07957/ 028 – 54103992