Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý nhiều người mắc phải khi cao tuổi, do xương khớp dần bị lão hóa, không thể cung cấp đủ dưỡng chất để nuôi các tế bào mô, cơ, xương. Tuy nhiên bệnh lý này hiện nay ngày càng phổ biến, không chỉ ở người cao tuổi mà ngay cả người trẻ trong độ tuổi sau 25 cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Vậy nguyên nhân do đâu? Cùng Phòng khám vật lý trị liệu YOYA tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị qua bài viết dưới đây nhé!
1. Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?
Thoát vị đĩa đệm có hai dạng là thoát vị đĩa đệm cổ và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Vì tại hai vùng này, có phần gọi là đĩa đệm, có chức năng cân bằng các đốt xương, giữ thẳng, chịu lực và phân tán lực, liên kết và trao đổi chất đảm bảo cho các hoạt động linh hoạt của con người, bao gồm 3 phần chính là nhân nhầy, bao xơ, tấm sụn đĩa đệm. Chính vì vậy mà khi có sự thay đổi về cấu trúc của các bộ phận trong đĩa đệm, làm bao xơ bị rách, nhân nhầy bị chảy ra ngoài, khiến hoạt động nâng đỡ cơ thể không còn diễn ra tự nhiên, hạn chế quá trình trao đổi chất dẫn đến đau cột sống thắt lưng, hoặc đau cổ mà ta thường hay gọi là thoát vị đĩa đệm.
2. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm thường thấy
Đĩa đệm có vai trò vô cùng quan trọng, việc mắc phải chứng thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe cũng như gây hạn chế trong cuộc sống của mỗi người. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm tại vùng đốt sống cổ, hoặc đốt sống thắt lưng. Nhưng theo thống kê cho thấy tình trạng thoát vị đĩa đệm tại cột sống thắt lưng chiếm đa số. Có thể kể đến các nguyên nhân thường thấy như:
– Do lão hóa: Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Sự lão hóa tự nhiên theo thời gian làm cho đĩa đệm và cột sống thắt lưng bị mất một lượng nước đủ để duy trì các hoạt động tự nhiên, bao xơ bị rách dẫn đến tràn nhân nhầy, dẫn đến việc dễ dàng bị tổn thương
– Sinh hoạt không khoa học: Sự mất cân bằng trong sinh hoạt, ăn uống để lại hậu quả vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe của mỗi chúng ta. Việc hạn chế vận động, ăn uống không dinh dưỡng, sử dụng nhiều chất béo, chất kích thích gây hại, hay việc lạm dụng các loại thuốc tăng cân, giảm cân cũng là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm. Bởi khi không có sự cân bằng trong chế độ ăn uống, vận động và nghỉ ngơi một cách khoa học chúng ta sẽ dễ dàng mắc các chứng thừa cân, béo phì,.. đĩa đệm chịu sự tác động, bảo bảo quá trình hoạt động của cơ thể cũng vì vậy mà phải chịu một lực lớn hơn, trong thời gian lâu dài sẽ dẫn đến thoái hóa, hoặc dễ bị chèn ép các dây thần kinh, các đốt sống. Mặc khác, việc sử dụng chất kích thích, các loại thuốc không rõ nguồn gốc, hay có tác dụng phụ, đa phần dẫn đến nguy cơ gây nguy hại cho các cơ quan như bao tử, tim, gan, thận, tụy,.. trong cơ thể, tuy nhiên, việc các tế bào mất đi khả năng làm việc tự nhiên một cách hiệu quả cũng đồng thời không thể cung cấp dưỡng chất để nuôi đĩa đệm, khiến cho người bệnh tăng nguy cơ mắc chứng thoát vị đĩa đệm.
– Do nghề nghiệp: thoát vị đĩa đệm hiện đang có xu hướng trẻ hóa, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, bởi nơi đây tập trung nhiều các hoạt động, công việc văn phòng, cũng như các công việc nặng nhọc có nguy cơ tác động trực tiếp đến xương sống, xương cổ hay vùng đĩa đệm nói chung. Việc ngồi liên tục trong thời gian dài không đúng tư thế khiến có cấu trúc xương bị thay đổi, cong vẹo cột sống, chèn ép các dây thần kinh, đĩa đệm phải thay đổi để nâng đỡ cơ thể làm lệch trục cân bằng dẫn đến chứng thoát vị đĩa đệm. Bên cạnh đó, việc khuân vác nặng không đúng tư thế, hoặc các động tác cong lưng, cổ liên tục làm tăng quá trình thoái hóa xương khớp cũng là nguyên nhân thường gặp gây ra căn bệnh này.
– Do chấn thương: Đây là một trong những nguyên nhân thường thấy ở người trẻ đa phần ở người làm các công việc thường xuyên khiêng vác, hoặc các vũ công, vận động viên,… việc chấn thương ở vùng lưng, cổ do tác động thường xuyên ngay cả khi bị chấn thương làm tổn thương nghiêm trọng đĩa đệm gây ra chứng thoát vị đĩa đệm.
3. Các dấu hiệu nhận biết bạn đang bị thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm xảy ra do nhiều nguyên nhân, cũng như tại các vị trí khác nhau như cổ hay thắt lưng. Chính vì vậy mà tùy vào từng loại bệnh có thể có các biểu hiện khác nhau, nhưng nhìn chung thường được thể hiện bằng các dấu hiệu sau:
– Đau nhức cột sống, thắt lưng, cổ: Khi gặp phải tình trạng bệnh, ban đầu người bệnh sẽ thường xuyên đau nhức ở vùng giữa thắt lưng, khó khăn khi đi đứng, ngồi, hoặc khi vận động mạnh, nhưng khi nằm xuống tình trạng này sẽ khuyên giảm nhanh chóng. Những cơn đau này có thể do người bệnh, đi đứng quá nhiều, hoặc ngồi quá nhiều sai tư thế, trong một thời gian dài khiến đau mỏi xương cột sống, cổ, tuy nhiên đó cũng là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm. Điều này khiến nhiều người bệnh thường lầm tưởng các cơn đau thường và bỏ qua giai đoạn vàng để phát hiện và điều trị.
– Hạn chế vận động: tiếp đến, cơn đau sẽ liên tục kéo dài trong nhiều ngày, người bệnh đa phần sẽ muốn nằm nghỉ ngơi nhiều hơn là thực hiện các hoạt động thường nhật của mình, thậm chí cơn đau dữ dội khiến người bệnh không thể đứng hoặc ngồi trong thời gian ngắn. Đồng thời, việc khó khăn và hạn chế vận động sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như béo phì, thừa cân, tim mạch, tiểu đường,…
– Cơ thể rối loạn: Thoát vị đĩa đệm cũng có thể bắt nguồn từ việc các sợi dây thần kinh bị chèn ép gây đau đớn. các cơn đau này có thể xuất hiện và tăng cao thường xuyên vào ban đêm hoặc khi thời tiết lạnh, mưa lớn, khiến người bệnh không thể ngủ ngon giấc, thường xuyên giật mình. Cơ thể sẽ ở trạng thái lờ đờ, mệt mỏi, đồng thời gây rối loạn các nội tiết tố trong cơ thể, có thể dẫn đến một số bệnh như đau thần kinh tọa,…
– Tê bì, đau nhức tay chân: đối với triệu chứng này sẽ xem xét người bệnh bị thoát vị đĩa đệm ở bộ phận nào. Nếu bị thoát vị đĩa đệm ở thắt lưng khi cơn đau đến sẽ khiến bạn bị đau lan sang các phần khác như phần mông, đùi, bắp chân, thậm chí có thể cả bàn chân. Hoặc trường hợp xảy ra ở vùng cổ sẽ dẫn đến việc cánh tay, vai bị đau nhức. Tùy theo việc người bệnh mắc phải chứng thoát vị đĩa đệm ở bộ phận nào sẽ có các dấu hiệu đặc trưng ở một số bộ phận khác liên quan.
4. Thoát vị đĩa đệm có thể chữa khỏi không?
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh, đôi khi dẫn đến tê liệt cơ thể. Song hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho căn bệnh này, việc người bệnh mắc phải và tính nghiêm trọng của bệnh sẽ quyết định mức độ hồi phục sau khi điều trị.
Thoát vị đĩa đệm thường được chia thành 4 giai đoạn sau:
– Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này, người bệnh có thể sẽ thỉnh thoảng bị tê tay, chân, nhưng không đau nhức dẫn đến việc ít người phát hiện mình đang mắc bệnh. Do khi này đĩa đệm đã bắt đầu có dấu hiệu biến dạng. Nếu phát hiện trong giai đoạn này, khả năng chữa khỏi bệnh là 100%
– Giai đoạn 2: Tiếp đến khi sự biến dạng của đĩa đệm lớn làm vòng xơ bị rách, nhân nhầy bắt đầu theo đó thoát ra ngoài, làm cho đĩa đệm phình to, lúc này sẽ xuất hiện một số cơn đau nhưng bất chợt và chưa rõ ràng.
– Giai đoạn 3: Đến giai đoạn này, bao sơ đã bị rách hoàn toàn, toàn bộ nhân nhầy sẽ ra ngoài và gây chèn ép các rễ thần kinh. Trong giai đoạn này cơn đau bắt đầu hành hạ người bệnh trong một thời gian dài, chính vì vậy khi đã không thể chịu đựng, hoặc cảm thấy bệnh tình trở nên rõ ràng, nguy hiểm người bệnh mới tìm đến các cơ sở y tế thăm khám và điều trị.
– Giai đoạn 4: Ở giai đoạn này là giai đoạn cuối cùng, cũng là giai đoạn nguy hiểm nhất, chính vì vậy cơn đau cũng ngày càng dữ dội và thường xuyên hơn gây các ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cuộc sống và gây tâm lý hoang mang lo lắng cho người bệnh. Vì tình trạng chèn ép các rễ thần kinh của nhân nhầy trong thời gian lâu nếu không được phát hiện và điều trị sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, có khả năng gây liệt một bộ phận hoặc một nửa cơ thể.
5. Phương pháp điều trị
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh thường gặp, chính vì vậy mà các phương pháp điều trị căn bệnh này cũng dần được tìm hiểu và áp dụng một cách hiệu quả. Thông qua kinh nghiệm và nghiên cứu thực tế, Phòng khám vật lý trị liệu YOYA gửi đến bạn một số phương pháp sau.
5.1 Bài thuốc dân gian
Sử dụng cỏ mật gấu để giảm đau hiệu quả bằng cách sử dụng khoảng 5, 6 lá cỏ mật gấu đem xay nhuyễn với 1 ly nước lọc, sau đó lược bỏ bã, rồi đem trộn với 1 lon bia, uống sau mỗi bữa ăn, liên tục trong 10 ngày.
Việc áp dụng các bài thuốc nhân gian tuy có thể mang đến hiệu quả, nhưng khi không biết rõ nguyên nhân, sử dụng không đúng bệnh có thể khiến bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.
5.2 Phẫu thuật
Đối với người bệnh nặng bạn buộc phải tiến hành sử dụng phương thức này, tuy nhiên khi kiểm tra ở các giai đoạn đầu phương pháp này được cho là tốn kém và nguy hiểm nhất, vì chi phí chi trả cho các thiết bị máy móc lớn, không có khả năng hồi phục hoàn toàn, sức khỏe yếu có thể không đảm bảo cho quá trình phẫu thuật diễn ra thuận lợi. Vì vậy mà biện pháp này ít người đề cập đến trừ trường hợp buộc phải phẫu thuật.
5.3 Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu được xem là phương pháp hiệu quả, áp dụng được cho mọi lứa tuổi trong việc hỗ trợ điều trị các vấn đề về thoát vị đĩa đệm đồng thời còn hỗ trợ quá trình hồi phục sau phẫu thuật. Khi mắc bệnh ngoài việc tìm hiểu nguyên nhân người bệnh còn phải sáng suốt trong việc lựa chọn cơ sở thăm khám.
Phòng khám vật lý trị liệu YOYA với 20 năm kinh nghiệm với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, cơ sở thông thoáng, các máy móc tân tiến trong việc chuyên điều trị các chứng bệnh về xương khớp, phục hồi chức năng, với sự dẫn dắt và điều trị trực tiếp từ các chuyên gia đến từ Đài Loan, với hình thức 1 kèm 1 đảm bảo mang đến sự hiệu quả và hài lòng cho bạn. Khi áp dụng vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm tại YOYA bạn sẽ được trải nghiệm các ưu điểm sau:
- Được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và phương pháp trị liệu từ các chuyên gia
- Áp dụng đa dạng các phương pháp điều trị đảm bảo phù hợp nhất đối với từng loại bệnh
- Chi phí điều vô cùng trị thấp
- Không phải dùng thuốc
- không có tác dụng phụ
- Thời gian hồi phục nhanh chóng
Các phương pháp điều trị đa dạng tại YOYA bao gồm:
- Các bài tập thể dục: Các bệnh nhân sau khi phẫu thuật có thể áp dụng phương pháp này để đẩy nhanh quá trình hồi phục cho cơ thể. Các bài tập sẽ được các chuyên gia hỗ trợ hướng dẫn và chỉnh sửa tư thế, giảm cảm giác đau khi bị thoát vị đĩa đệm, đảm bảo an toàn, hiệu quả.
- Thủ công : phương pháp này sẽ do các chuyên viên có kinh nghiệm trực tiếp tiến hành chữa trị như xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu… kết hợp với các bài tập thể dục như kéo giãn cột sống, cổ để bệnh nhân có thể dễ dàng thực hiện khi không thể đến điều trị tại phòng khám thường xuyên.
- Điều trị bằng các thiết bị, máy móc hiện đại: YOYA sở hữu đa dạng các thiết bị máy móc hiện đại như thiết bị sóng siêu âm; Thiết bị tia hồng ngoại; Sóng ngắn… đảm bảo mang lại hiệu quả điều trị cho người bệnh.
Tìm hiểu thêm về đau vai gáy tại: Những điều bạn nên biết về đau vai gáy
6. Phòng ngừa thoát vị đĩ đệm ngay hôm nay
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh nguy hiểm và đang có dấu hiệu tăng nhanh ở cả người trẻ tuổi, bên cạnh đó hậu quả mà nó mang đến là vô cùng to lớn, chính vì vậy mà chúng ta cần phòng ngừa căn bệnh này ngay từ bây giờ để tránh các hệ lụy về sau. YOYA gửi đến bạn một vài cách phòng tránh mà bạn có thể áp dụng khi đọc xong bài viết này.
Khi đã có dấu hiệu đau mỏi lưng, xương sống, cổ: bạn cần đến ngay các cơ sở khám và chữa bệnh uy tín về xương khớp để kịp thời phát hiện và chữa trị. Khi phát hiện sớm chi phí sẽ ít và khả năng hồi phục hoàn toàn là vô cùng lớn
Đối với người chưa có các dấu hiệu của bệnh bạn cần lưu ý:
- Luôn để ý và chỉnh sửa tư thế đúng khi đi, đứng, ngồi, vận động,… điều này sẽ giúp cho đĩa đệm hoạt động một cách tự nhiên và hiệu quả nhất.
- Thường xuyên tập thể dục, ít nhất 3 ngày một tuần, việc này không những giúp tăng sức đề kháng, mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh thừa cân, béo phì, tim mạch, huyết áp,…. Đơn giản bằng việc đi bộ khi có thời gian rảnh, hoặc cúi gập người về phía trước một cách nhẹ nhàng, ưỡn người về phía sau, giúp tăng sự dẻo dai cho cơ thể, đặc biệt là cột sống.
- Khi mang các đồ vật nặng từ dưới đất lên, cần tránh việc đứng thẳng chân và nhấc trực tiếp lên. Điều này sẽ khiến lưng chịu một lực tác động lớn, trực tiếp có thể gây chấn thương xương sống. Khi khuân vác đồ nặng, bạn cần khụy một gối xuống đất tạo thành một bệ chống đỡ, hỗ trợ xương sống sau đó từ từ nhấc vật nặng lên. Việc này sẽ hạn chế tác động trực tiếp đến xương sống, đồng thời tránh các nguy cơ bị chấn thương nguy hiểm.
- Đối với nữ giới: khi làm việc tại các môi trường công sở nói chung, hoặc ngay cả trong hoạt động thường ngày cần hạn chế mang các loại giày cao gót mũi nhọn, đế cao. Vì điều này sẽ khiến cơ thể khó giữ thăng bằng, các đốt sống lưng và bàn chân sẽ phải vừa chịu lực tác động vừa đảm bảo cân bằng cho cơ thể một cách khó khăn. Mang giày cao gót thường xuyên không những khiến bàn chân bị đau nhức mà còn có nguy cơ gây thoái hóa khớp gối và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
- Có chế độ ăn uống khoa học: như đã nói ở trên, việc sử dụng các chất kích thích nguy hại cũng là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến chứng thoát vị đĩa đệm. mỗi chúng ta cần xây dựng cho mình chế độ ăn uống lành mạnh, cung cấp nhiều chất xơ, canxi từ các loại động thực vật, không những giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh mà còn có thể kéo dài tuổi thọ.
Trên đây là một số thông tin bổ ích về thoát vị đĩa đệm cũng như nguyên nhân và cách phòng người, YOYA mong muốn có thể giải đáp thắc mắc cũng như mang đến cái nhìn toàn diện hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình bạn. Khi đến với phòng khám vật lý trị liệu YOYA bạn sẽ được các chuyên gia hàng đầu đến từ Đài Loan trực tiếp thăm khám và điều trị với không gian thoáng mát, thiết bị y khoa hiện đại, tiên tiến nhất, đảm bảo sự hài lòng của bạn.
Để được hỗ trợ thăm khám và điều trị, vui lòng liên hệ qua Hotline: 028.541.03992 hoặc liên hệ với nhân viên trực tuyến qua trang Fanpage của Facebook phòng khám để được hỗ trợ tốt nhất. YOYA xin kinh chúc bạn có thật nhiều sức khỏe!
PHÒNG KHÁM VẬT LÝ TRỊ LIỆU YOYA
Địa chỉ: S52, chung cư Sky Garden Phú Mỹ Hưng, phường Tân Phong, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 – 627 07957/ 028 – 54103992