Xã hội ngày càng phát triển, song song với đó là nhu cầu được chăm sóc sức khỏe ngày càng được nâng cao, ngoài các vấn đề về thể chất, các vấn đề về khớp, xương cũng nhận được đông đảo sự quan tâm, phổ biến nhất là đau lưng, cột sống và trên nữa là xương vùng vai. Bạn đang gặp vấn đề về vai? Đau vai kéo dài gây ảnh hưởng tới sinh hoạt và làm việc? Mặc dù sử dụng các loại thuốc nhưng vẫn không thể trị tận gốc? Vậy thì hãy tìm hiểu và giải đáp thắc mắc về bệnh đau vai, biến chứng của nó đến cơ thể người bệnh cũng như cách chữa trị tối ưu trong bài viết này nhé!
1. Đau vai là bệnh gì?
1.1.Tìm hiểu về khớp vai
Khớp gồm 3 xương tham gia: chỏm xương cánh tay, xương vai và xương đòn. Các xương này kết hợp lại với nhau bằng các mô mềm như dây, gân, cơ và bao khớp tạo thành một khối cho hoạt động vai trò. Khớp vai là một khớp lồi cầu – ổ chảo, chỏm xương cánh tay lắp vào ổ chảo bả vai nhờ chóp xoay và bao khớp. Chóp xoay gồm 3 cơ (cơ trên gai, cơ dưới gai, tròn bé), kết hợp với nhau thành một giải cân bằng bao quanh, bám vào xương cánh tay. Chóp xoay có chức năng nâng cánh tay và xoay cánh tay ra bên ngoài.
Có một bao gọi là túi hoạt mạc lót giữa phần dưới và chóp xoay của mỏm vai. Cơ quan này hỗ trợ chóp xoay không chạm vào mỏm cùng vai khi vận động. Nếu chóp xoay rách hay bị thương , túi hoạt mạc có thể bị viêm hình thành viêm khớp hoặc đau.
1.2. Khái niệm chung về đau vai
Đau vai, hay Shoulder pain, là trạng thái đau trong thời gian ngắn hoặc dài với nhiều cường độ khác nhau. Tỷ lệ mắc bệnh lên đến 20%, theo các chuyên gia, con số này chỉ đứng sau tỷ lệ mắc bệnh về đau cột sống lưng. Tình trạng vai đau nhức ở người trẻ thường nhiều khả năng do tai nạn hoặc chấn thương. Tuy nhiên, càng lớn tuổi, sự hao mòn tự nhiên xảy ra ở khớp vai và gân cổ tay quay. Điều này khiến cơn đau trở nên lâu dài, dai dẳng. Ngày nay các loại thuốc, thực phẩm chức năng hầu hết chỉ có tác dụng làm giảm đau tạm thời, nếu dùng trong thời gian dài không những khiến bệnh khó dứt khỏi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống mà còn khiến người bệnh gặp phải các triệu chứng khác do tác dụng phụ của thuốc gây nên. Chính vì vậy, chẩn đoán và điều trị đúng cách mới là giải pháp thiết thực nhất cho chứng đau vai của người bệnh.
1.3. Nguyên nhân gây hội chứng đau vai
Đau vai do nhiều nguyên nhân hình thành, do thói quen sinh hoạt hàng ngày, do tư thế đứng, ngồi không đúng trong thời gian dài, do tuổi tác hoặc do chấn thương khi lao động, làm việc, vv.. dẫn đến đau cơ vai, làm cản trở hoạt động của vai, khiến cơ thể phải chịu đựng những cơn đau triền miên, khó chịu liên tục.
1.4. Đau vai – Mối nguy hại cho sức khỏe
Ngoài gây các cơn đau lâu dài mà các bệnh về vai còn ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh:
- Trong công việc: cản trở vận động, di chuyển, nhất là các công việc cần hoạt động các cơ vai như: vận động viên, nhân viên văn phòng, IT,…
- Trong sinh hoạt: ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, các cơn đau khiến người bệnh khó có thể sinh hoạt bình thường, khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu, dẫn đến dễ nóng nảy, vv
- Với sức khỏe: đau vai kéo dài nếu không điều trị dứt điểm sẽ khiến bệnh ngày càng khó trị và để lại di chứng về sau, thậm chí gây liệt cơ vai, cứng vai vĩnh viễn, vv
- Về mặt thẩm mỹ: các bệnh về vai có thể ảnh hưởng đến vị trí khớp, làm lệch vai, u vai, hai vai không đều, vv
2. Đối tượng thường gặp triệu chứng đau vai
Mọi lứa tuổi đều có thể gặp phải triệu chứng đau nhức vai, tuy nhiên sẽ thường gặp ở một số lứa tuổi, đối tượng sau:
- Người cao tuổi – có hệ thống miễn dịch, các cơ xương khớp cùng khả năng vận động giảm, hệ thống mạch máu cùng xương kém dẻo dai, đàn hồi, các khớp sụn khô cứng, dễ tổn thương hơn so với nhóm tuổi trẻ và trưởng thành nên khả năng mắc bệnh ở người lớn tuổi là cao nhất.
- Nhân viên văn phòng, những người phụ trách các công việc liên quan đến kế toán, lập trình, đồ họa,.. buộc phải ngồi lâu và sử dụng máy tính nhiều – các công việc nêu trên đều có đặc thù là dùng hàng giờ để ngồi bàn máy tính làm việc, ít vận động, di chuyển, thời gian dài sẽ khiến các cơ ở vùng lưng, tay, cổ tay và đặc biệt là vai sẽ bị căng cứng, nhức mỏi thường xuyên.
3. Các bệnh thường gặp ở vai và dấu hiệu
3.1. Viêm co rút khớp vai
Hay cứng vai, xảy ra khi các mô bao xung quanh khớp vai bị dày và cứng lên do sưng tấy, làm các khớp bị khóa cứng và gây đau buốt khi di chuyển bình thường. Cứng khớp vai thường gặp ở nữ giới và nhóm tuổi từ 40-60. Tuy bệnh không quá nguy hiểm và sẽ hết nhưng vì để qua hết 3 giai đoạn bệnh cần nhiều thời gian, và trong khoảng thời gian này bệnh nhân sẽ phải chịu nhiều đau đớn, bất tiện trong sinh hoạt. 3 giai đoạn của viêm co rút khớp vai:
- Giai đoạn đông lạnh: vai bị đau, ngày càng tăng nặng, mất biên độ vận động, kéo dài trong khoảng 6 – 9 tháng.
- Giai đoạn đông cứng: triệu chứng đau giảm dần nhưng khớp vai vẫn cứng, kéo dài trong khoảng 4 – 6 tháng, bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động hằng ngày.
- Giai đoạn rã đông: vận động khớp vai cải thiện từ từ, trở lại hoạt động bình thường trong vòng 6 tháng – 2 năm
3.2. Viêm túi thanh mạc vai
Nằm giữa màng xương và dây chằng, túi thanh mạc làm giảm ma sát và giúp các khớp vai chuyển động dễ dàng, nếu túi thanh mạc bị viêm do các hoạt động diễn ra thường xuyên hoặc do bị kích thích, sẽ khiến dịch nhờn và túi bị ảnh hưởng làm giảm chức năng ban đầu, khiến người bệnh khi cử động, ma sát diễn ra mạnh làm đau rát, nguy hại nghiêm trọng đến vai nếu không được chẩn trị kịp thời.
3.3. Rách cơ vai
Khiến cánh tay và vai bị yếu đi, đau nhức khi nâng cánh tay hay giơ tay cao hơn đầu do có vết rách ở một hoặc một số dây chằng tại cơ quay khớp vai bởi chấn thương, té ngã hoặc lao động quá sức dẫn đến các cơ quan này bị gây sức ép mạnh.
3.4. Đau dây chằng
Chỗ đau bị sưng tấy hoặc lan rộng cục bộ, nếu không điều trị tận gốc sẽ gây dãn dây chằng vai kéo dài thậm chí liệt cơ vai. Nguyên nhân do các cấu trúc xung quanh cơ vai bị chèn ép quá mức khi vận động nặng trong thời gian dài khiến cơ vai và 2 đầu dây chằng bị viêm và sưng.
3.5. Hội chứng chèn ép vai
Tiền thân của rách cơ bả vai nếu người bệnh chủ quan không điều trị kịp thời. Các cơn đau ở dây thần kinh vai xuất hiện khi túi hoạt dịch, cơ bả vai hoặc dây chằng bị viêm do sự chèn ép, cọ xát của xương và cơ bả vai. Hội chứng gây nhức nhối, tuy không quá dữ dội như các bệnh ở trên nhưng nếu về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng vô cùng nghiêm trọng.
3.6. Chấn thương vùng vai
Là loại tổn thương phổ biến. Có nhiều loại chấn thương vùng vai:
- Gãy xương: thường gặp nhất là gãy xương đòn, đầu trên xương cánh tay và xương bả vai. Người bị gãy đầu trên xương cánh tay, xương bả vai có triệu chứng sưng, đau nhói, bầm tím nặng, các vận động vùng vai bị hạn chế. Còn Gãy xương đòn gồm biểu hiện sưng vùng giữa xương đòn, có tiếng lạo xạo xương khi cử động hoặc có sự trồi lên của đầu xương ở dưới da, làm giảm biên độ vận động khớp.
- Trật khớp: tình trạng 2 mặt khớp không trượt được với nhau. Thường liên quan tới 1 trong 3 khớp: trật khớp cùng đòn, trật khớp ức đòn và trật khớp ổ chảo cánh tay. Người bị trật khớp cùng đòn có biểu hiện đau bên ngoài vai, có khối nhô lên, cánh tay bất lực không thể chuyển động
3.7. Rách chóp xoay
Làm cho vai yếu đi, ảnh hưởng tới vận động của vai và cánh tay, rách chóp xoay có hai loại: rách một phần và rách toàn phần, nguyên nhân chính do chấn thương khi lao động hoặc do thoái hóa, tức sự mài mòn gân cốt theo thời gian, một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ rách chóp xoay thoái hóa là làm căng thẳng gân cơ chóp xoay, thiếu máu nuôi chóp xoay khi về già, .. khiến cho bệnh nhân khi làm việc cần cử động vai dễ đau và nhức mỏi.
3.8. Viêm khớp vai
Viêm quanh khớp vai là tình trạng đau và hạn chế vận động khớp vai do tổn thương gân, cơ, bao khớp, dây chằng,… gây các cơn đau nghiêm trọng về đêm, làm hạn chế các hoạt động bình thường của vai. Những nguyên nhân chính gây viêm là:
- Thoái hóa khớp: là sự thoái hóa khớp do mài mòn và rách, làm mất đi sự trơn láng mặt khớp, thường gặp ở người trên 50 tuổi, chủ yếu ở khớp cùng đòn, ít gặp ở khớp ổ chảo cánh tay.
- Viêm khớp dạng thấp: là bệnh hệ thống gây viêm mặt khớp hay bao khớp, có thể ảnh hưởng tới mọi lứa tuổi.
- Viêm khớp sau chấn thương: là một dạng của thoái hóa khớp sau khi chịu sang chấn, ví dụ như gãy xương hay trật khớp vai. Viêm khớp thoái hóa cũng có thể phát triển sau rách chóp xoay
4. Cách chữa trị và phòng bệnh đau vai cho mọi nhà ngay hôm nay
4.1. Phòng bệnh đau vai hiệu quả
Giống như các bệnh khác về xương khớp, để hạn chế đau vai và các bệnh liên quan tới khớp vai, chúng ta cần:
– Điều chỉnh tư thế ngồi, đứng sao cho không làm lệch vai, gù vai, giữ tư thế chuẩn xác mỗi khi làm việc, hoạt động, …
– Đối với nhân viên văn phòng, tốt nhất sau 45 -50p làm việc nên dừng lại để giãn gân cốt và thả lỏng
– Bổ sung các chất cần thiết cho cơ vai, chế độ ăn nêb tăng cường các món ăn giàu protein (các loại cá, thịt , trứng, sữa,…), canxi (hải sản có vỏ, sữa, …) và vitamin D (cá hồi, nấm, trứng…) để duy trì cơ, dây chằng vận động tốt, chắc chắn
– Kết hợp các liệu trình chăm sóc như massage, xoa bóp
– Đối với người cao tuổi nên hạn chế làm công việc nặng nhọc, tập các bài tập nhẹ vừa rèn luyện sức khỏe vừa phòng chống nguy cơ mắc các bệnh về xương.
– Thực hiện khởi động trước khi chơi thể thao;
– Không tập luyện thể thao ở cường độ cao trong thời gian dài. Giống như các bộ phận khác trên cơ thể, khớp vai cũng cần nghỉ ngơi phục hồi, đảm bảo hoạt động dẻo dai
4.2. Cách chữa trị đau vai bạn nên biết
Với các tiến bộ về khoa học, công nghệ, ngày nay các bệnh về vai đều có nhiều cách chữa trị khác nhau, phù hợp cho từng bệnh nhân.
Ví dụ, đối với bệnh rách chóp xoay, trật khớp vai, sẽ có các phương pháp điều trị như sau:
- Rách chóp xoay: Điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật
- Trật khớp vai: Phương pháp Kocher, Phương pháp Hippocrates, dùng thuốc giảm đau, phẫu thuật nếu gãy,..
Tuy nhiên, đối với việc dùng thuốc về lâu dài, vừa tốn không ít chi phí, vừa có khả năng để lại tác dụng phụ lên thận, gan, hay đối với phẫu thuật có thể để lại di chứng, sẹo ảnh hưởng đến thẩm mỹ thì điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu là khả quan nhất, vậy câu hỏi đặt ra đó là, vật lý trị liệu là gì? Các bước điều trị của vật lý trị liệu và cơ sở trị liệu uy tín? Các thắc mắc của bạn sẽ được YoYa giải đáp ngay dưới đây:
4.2.1. Vật lý trị liệu là gì?
Vật lý trị liệu (Physical Therapy) là một trong những ngành y học tổng hợp, bằng cách sử dụng các hiệu ứng vật lý tác động vào cơ thể con người như nhiệt trị liệu, điện trị liệu, thủy lực, cơ học trị liệu,.. để chữa bệnh, phục hồi chức năng. Vật lý trị liệu được sử dụng để cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân thông qua kiểm tra, chẩn đoán, tiên lượng, can thiệp thể chất bệnh nhân.
Vật lý trị liệu là 1 dạng điều trị đặc biệt, thông qua kiểm tra, bệnh nhân có thể hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh, nhằm phòng tránh, sửa đổi thói quen ảnh hưởng, giảm đi các nguy cơ gây hạn chế vận động, đau nhức từ bệnh gây nên.
4.2.2 Tại sao nên áp dụng phương pháp vật lý trị liệu đối với đau nhức vai?
Như đã nêu trên, đây là phương pháp ít thiệt hại về sau này cho bệnh nhân nhất, vì cách điều trị này là cách điều trị truyền thống, an toàn, không gây xâm nhập, và hơn hết, bệnh nhân không cần uống thuốc.
Đồng thời, vật lý trị liệu giảm thiểu đau đớn cho bệnh nhân trong suốt quá trình, điều trị dứt điểm tận gốc các chứng bệnh về xương khớp.
4.2.3 Các bước tiến hành vật lý trị liệu
- Chẩn đoán
Nhằm biết chính xác bệnh và nguyên căn của bệnh, chẩn đoán là bước đầu tiên và cơ bản nhất để các bác sĩ biết được cần áp dụng phương pháp nào, liệu trình nào cho phù hợp với tuổi tác, giới tính, tình trạng của người bệnh.
- Tiến hành trị liệu
Vật lý trị liệu có 3 dạng:
– Điều trị bằng động tác (tập thể dục)
Phối hợp cùng phương pháp vận động chủ động, có trợ giúp, kéo dãn cơ, giảm bớt cơ thịt co thắt. Điều chỉnh lại các tư thế làm việc, tư thế đứng và tư thế ngồi đúng tiêu chuẩn. Đưa ra các hướng dẫn cụ thể cho từng động tác và cách điều trị tối ưu.
– Điều trị bằng phương pháp thủ công (Cử động tay)
Do chuyên viên vật lý trị liệu tiến hành điều trị những vùng bị thương của bệnh nhân như xoa nắn, chỉnh khớp, nắn khớp,…
– Điều trị bằng thiết bị (Modality)
Điều trị bằng các thiết bị hiện đại, sóng siêu âm, tia hồng ngoại, điện trường cao áp, ion khí, tia nước áp lực cao vv
4.2.4 Cơ sở trị liệu uy tín, chữa trị đau vai gáy
Hiện nay có rất nhiều các phòng khám trị liệu, tuy nhiên, không phải bất cứ phòng khám nào cũng là cơ sở uy tín, không ít trường hợp bệnh nhân bị lừa đảo, không những “tiền mất tật mang” mà còn để lại hậu quả đáng buồn về sau. Phòng khám vật lý trị liệu Yoya – Yoya Orthopedic với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, ra đời vào năm 2009, cùng với sự học hỏi, tiến bộ không ngừng về kĩ thuật nhằm tạo ra môi trường điều trị tốt nhất cho bệnh nhân, với phương châm: “Chuyên nghiệp, phục vụ tận tình, chu đáo, và nỗ lực hết mình vì sức khỏe của người bệnh”.
Tìm hiểu thêm về bệnh xương khớp tại: Top 7 bệnh xương khớp thường gặp ở người Việt
5. Phòng khám vật lý trị liệu YOYA – Nhiều năm kinh nghiệm, tận tụy vì bệnh nhân
Phòng khám vật lý trị liệu YOYA có trụ sở chính tại tòa Sky Garden Phú Mỹ Hưng – phường Tân Phong – quận 7 – Thành phố Hồ Chí Minh. Phòng khám với 3 vị y bác sĩ hàng đầu đến từ Đài Loan trực tiếp thăm khám và điều trị.
Nhà trị liệu Yang Wenjie
-Tiến sĩ Kỹ thuật Y tế,
-Đại học Quốc gia Cheng Kung Trường Kỹ thuật Y tế,
-Đại học Quốc gia Cheng Kung, Thạc sĩ Kỹ thuật Y tế,
-Cử nhân của Y học phục hồi chức năng, Đại học Y Trung Sơn
Nhà trị liệu Chen Xiangyu
-Cử nhân khoa học:
-Bằng cấp: Khoa Vật lý trị liệu, -Đại học Khoa học và Công nghệ Hongguang
-Giám đốc Công ty Phát triển Y tế Elegant
Với các thiết bị hiện đại, cơ sở thoáng mát, sạch sẽ, cùng các chuyên gia lành nghề trong điều trị, Yoya tin rằng sẽ mang đến hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe của bệnh nhân, vì với chúng tôi, sức khỏe của người bệnh là điều quan trọng hàng đầu, Yoya tin chính mình, và hy vọng những người đang cần được điều trị sẽ tin tưởng Yoya vì một tương lai khỏe mạnh.
PHÒNG KHÁM VẬT LÝ TRỊ LIỆU YOYA
Địa chỉ: S52, chung cư Sky Garden Phú Mỹ Hưng, phường Tân Phong, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028-627 07957/ 028-54103992
Hy vọng những chia sẻ về đau vai mà YOYA mang đến cho các bạn hôm nay sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích. Nếu quan tâm, hãy truy cập yoyavn.com để đọc thêm nhiều bài viết hay của chúng tôi nữa nhé.