Bàn chân bẹt là hội chứng khá phổ biến ở trẻ em, song ít người biết đến thậm chí bỏ qua căn bệnh này do bàn chân trẻ em khá bụ bẫm và khi trưởng thành các khớp cơ phát triển và bàn chân sẽ có độ cong tự nhiên như bình thường, gây nhầm lẫn đối với các trường hợp mắc bệnh và không quan tâm đến dị tật này thậm chí không biết đến. Chính vì vậy mà người mắc hội chứng bàn chân bẹt đã bỏ qua thời điểm tốt nhất để điều trị, gây ra các hậu quả nghiêm trọng khi trưởng thành. Cùng YOYA điểm qua các lưu ý của bàn chân bẹt nhé!
1. Bàn chân bẹt là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu?
1.1 Bàn chân bẹt là bệnh gì
Bàn chân bẹt là khái niệm không còn xa lạ đối với người dân Việt Nam ta, có thể hình dung rằng đó là việc lòng bàn chân (hay vòm bàn chân) bằng phẳng với mặt đất khi đứng thẳng, không có độ cong, hỏm vào tự nhiên so với chân bình thường. Điều này khiến cấu trúc xương biến dạng làm thay đổi dáng đi tự nhiên của con người, đây là một dạng bệnh về xương. Tuy nhiên do nhiều quan niệm sai lầm từ xa xưa dẫn đến việc ít người chú ý đến thậm chí không biết đến căn bệnh này.
1.2 Nguyên nhân của hội chứng bàn chân bẹt
Theo nghiên cứu cho thấy, có đến 30% trẻ ở Châu Á mắc hội chứng bàn chân bẹt, đây là căn bệnh thường thấy và dễ dàng nhận biết ở trẻ em từ 3 tuổi trở lên, tuy nhiên việc mắc bệnh từ khi còn nhỏ hoặc do các điều kiện tác động khác mà hội chứng này ngày càng xuất hiện nhiều ở người lớn. Vậy nguyên nhân do đâu?
– Ở trẻ em: Trên thực tế, việc cấu trúc xương ở trẻ từ khi sinh ra có thể dẫn đến dị tật như bàn chân bẹt có thể kể đến một số nguyên nhân phổ biến như:
- Do di truyền nếu người thân mắc phải hội chứng bàn chân bẹt;
- Sự chênh lệch hai chân về chiều dài, trường hợp này có thể dễ hình dung nếu có một bên chân dài hơn sẽ dẫn đến mất cân bằng trong di chuyển, trẻ sẽ phải tác động lên bàn chân đồng thời gây cong vẹo cột sống;
- Trẻ mắc phải hội chứng Ehlers-Danlos do rối loạn collagen làm tăng nguy cơ đứt gãy mô.
- Do tác động của người lớn, cho trẻ mang các đôi giày không phù hợp, làm vòm chân không phát triển theo hình dạng tự nhiên
– Ở người lớn: ngoài các nguyên nhân do mắc phải hội chứng bàn chân bẹt từ khi còn nhỏ không được chữa trị kịp thời dẫn đến biến dạng cấu trúc xương khi trưởng thành, ở người lớn còn có nguy cơ mắc phải hội chứng này do các tác động từ bên ngoài như:
- Lão hóa cơ xương tự nhiên do tuổi tác
- Mắc các bệnh viêm khớp, người mắc các bệnh về viêm khớp thường gặp ở độ tuổi trung niên hoặc người có lối sống không lành mạnh gây lão hóa nhanh các sụn khớp có khả năng gây teo vòm bàn chân, gây đau nhức
- Các mô, cơ bị kéo dãn quá mức do các hoạt động chạy, nhảy, các bài tập giãn cơ không đúng phương pháp gây chấn thương. Đa phần các chấn thương chỉ ảnh xuất hiện ở một bên chân.
- Mang thai: tùy theo tình trạng và hoạt động của sản phụ mà hội chứng này có thể xuất hiện tạm thời hoặc kéo dài vĩnh viễn
2. Nhận định sai lầm về bàn chân bẹt
Ông bà ta quan niệm rằng, người có bàn chân bẹt, lòng bàn chân bằng phẳng thể hiện cho số mệnh sung sướng và giàu sang, vì vậy mà ở trẻ em luôn được yêu thích và ca ngợi khi có bàn chân bẹt. Tuy nhiên, cần phân biệt giữa tướng số và dị tật phổ biến này.
Đối với bàn chân bình thường sẽ có độ cong dưới lòng bàn chân, tuy theo thể trạng từng người mà vòm cong này sẽ khác nhau, song vẫn có một độ cong, khuyết tự nhiên nhất. Vòm bàn chân cấu thành từ 3 điểm tạo ra độ cong nâng đỡ bàn chân. Vòm bàn chân có tác dụng giúp giảm xóc, dễ dàng di chuyển, tránh các phản lực khi bước từ đất. Dựa vào tình trạng bình thường mà có thể đánh giá mức độ “sung sướng” hay “vất vả” theo quan niệm của tướng số.
Nhưng đối với người mắc phải hội chứng bàn chân bẹt, bàn chân sẽ không có độ cong mà phẳng lì trên mặt đất khi đứng, đa phần do cơ ngang bàn chân quá yếu, không thể tạo độ cong. Bên cạnh đó, sự thay đổi của một bộ phận mô sẽ làm thay đổi cấu trúc xương của các phần xung quanh. Bàn chân chịu áp lực của toàn bộ cơ thể, khi lòng bàn chân bằng phẳng, độ tiếp xúc lớn những phản lực khi di chuyển sẽ càng lớn tác động trực tiếp đến mắt cá chân, ống chân, khớp gối gây ra các tình trạng viêm cơ khớp, thoái hóa khớp và biến dạng cấu trúc xương.
Cần lưu ý đối với cấu trúc xương bình thường và các dị dạng bởi quan niệm trong tướng số, tránh đánh đồng hoặc thiếu hiểu biết, hiểu biết không đúng đối với bệnh bàn chân bẹt, khiến cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi có dấu hiệu nhận biết bệnh phải đến các cơ sở thăm khám về xương khớp có uy tín để chẩn đoán và điều trị. Đáp ứng được nhu cầu cũng như mong muốn của người bệnh Phòng khám vật lý trị liệu YOYA với đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp đến từ Đài Loan trực tiếp thăm khám sẽ đưa ra cho bạn kết luận trực tiếp đồng thời hỗ trợ điều trị bằng phương pháp tác động vật lý, đảm bảo an toàn, không gây đau đớn cho người bệnh.
3. Hậu quả khi không điều trị bàn chân bẹt kịp thời
Bàn chân bẹt là bệnh chủ yếu do sự suy yếu của lớp mô dưới lòng bàn chân, gây biến dạng cấu trúc xương, không gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên nếu tình trạng nặng những biến chứng mà nó mang lại vô cùng nguy hiểm như:
- Đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp gối: do cổ chân không thẳng, khi đi đứng, chạy nhảy, hoặc các tác động mạnh khác tác động sẽ ảnh hưởng lớn đến khớp gối, làm xoay lệch, viêm và dẫn đến thoái hóa khớp gối một cách nhanh chóng
- Gây cong vẹo cột sống: bàn chân bẹt khiến người bên di chuyển không được thẳng trong một thời gian dài, cột sống từ đó cũng bị ảnh hưởng gây cong vẹo
- Giảm khả năng vận động: những cơn đau nhức do bàn chân bẹt cùng với sự suy yếu của mô bàn chân khiến người bệnh không có hoặc giảm khả năng hoạt động, tăng nguy cơ gây béo phì, thừa cân khiến bệnh bàn chân bẹt ngày càng nặng.
- Ảnh hưởng đến cuộc sống: việc hoạt động khó khăn sẽ ít nhiều đến công việc của người bệnh, đồng thời khiến bàn chân trở nên xấu, gây ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc, người bệnh sẽ cảm thấy tự ti hơn.
4. Làm cách nào để nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh bàn chân bẹt
Ngày nay khi y học cũng như sự hiểu biết của con người ngày càng phát triển, các bậc phụ huynh cũng ngày càng quan tâm đến sự phát triển của trẻ em thông qua chiều cao, cân nặng, hay vacxin phòng bệnh. Chính vì vậy để nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh từ khi còn nhỏ Phòng khám vật lý trị liệu YOYA gửi đến các bậc phụ huynh các dấu hiệu báo hiệu bệnh sau:
– Phân biệt sự khác nhau giữa bàn chân bụ bẫm và bàn chân bẹt: khi trẻ từ 3 tuổi các mô xương bắt đầu phát triển hoàn thiện và tạo thành vòm bàn chân nhất định, xem xét các cấu trúc xương từ gối xuống bàn chân có thẳng hay không, cổ chân đổ vào trong hay hướng ra ngoài, việc đi đứng của trẻ có gặp khó khăn, thường xuyên té ngã hay không. Bên cạnh đó xem xét các biểu hiện của trẻ, có dấu hiệu đau ở lòng bàn chân, mắt cá chân hay không.
– Cách đơn giản nhất là làm ướt lòng bàn chân của trẻ sau đó cho trẻ đứng trên giấy trắng, hoặc trên cát và xem xét hình dạng của bàn chân có lõm vào hay không. Điều này vô cùng quan trọng vì việc phát hiện và điều trị sớm ở giai đoạn từ 3 đến 7 tuổi sẽ giúp điều trị được hiệu quả tốt hơn, tránh các biến chứng nguy hại ảnh hưởng đến sức khỏe, đồng thời không hạn chế các hoạt động trong cuộc sống khi trưởng thành của trẻ.
Đối với người trưởng thành, việc nhận biết các dấu hiệu bệnh sẽ đơn giản hơn, dựa vào các cơn đau nhức liên tục kéo dài tại bàn chân, hình dạng cổ chân khác thường, hướng vào trong, đi lại khó khăn. Khi có các dấu hiệu cần đến các phòng khám uy tín để điều trị kịp thời, hạn chế tác động ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.
5. Phương pháp điều trị bàn chân bẹt hiệu quả
5.1 Phẫu thuật chấm dứt nỗi lo bàn chân bẹt
Phương pháp phẫu thuật trong điều trị các bệnh về xương đa phần là lựa chọn cuối cùng cho những trường hợp nghiêm trọng chuyên dùng để điều chỉnh gân trong trường hợp đứt, hoặc cố định xương để giảm các tác động trực tiếp gây hậu quả nghiêm trọng khác. Bằng biện pháp này sẽ tốn chi phí cao, ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân, khả năng hồi phục kém và lâu dài. Đối với trẻ em trong trường hợp phát hiện sớm trong độ tuổi vàng từ 3 đến 7 tuổi có thể chữa khỏi hoàn toàn bằng các phương pháp khác mà không cần đến phẫu thuật. Nhưng đối với người lớn, khi bị bàn chân bẹt khả năng hồi phục hoàn toàn là không cao, bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng phương pháp này cho các trường hợp biến dạng nghiêm trọng.
5.2 Sử dụng đế chỉnh hình
Tùy theo mức độ của tình trạng bàn chân bẹt ở người lớn và trẻ em sẽ có cách chữa trị khác nhau, nhưng phương pháp sử dụng đế chỉnh hình được xem là ít tốn kém nhất, thuận tiện cho người sử dụng. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này sẽ gặp các vấn đề do chân của mỗi người sẽ có mức độ lớn nhỏ khác nhau, không thể đặt mua trên các trang thương mại điện tử. Để có được đế chỉnh hình bàn chân phù hợp cần đến các cơ sở y tế thăm khám và được thiết kế để chỉnh hình riêng riêng đồng thời kết hợp các liệu trình trị liệu khác bao gồm các bài tập điều chỉnh xương bàn chân, các bài tập cơ, các bài tập vật lý trị liệu điều chỉnh dáng đi, đứng trong một thời gian nhất định mới có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
5.3 Vật lý trị liệu – Khắc tinh của bàn chân bẹt
Vật lý trị liệu được xem là phương pháp hiệu quả nhất trong việc hỗ trợ điều trị các vấn đề về xương, khớp và có thể áp dụng với tất cả các phương pháp khác. Tại Phòng khám vật lý trị liệu YOYA được thành lập từ năm 2009, được cấp phép bởi cơ quan y tế có thẩm quyền, cùng với đội ngũ chuyên gia với nhiều năm trong nghề đến từ Đài loan trực tiếp thăm khám và chữa trị phục hồi chức năng xương khớp dưới hình thức 1 kèm 1, hỗ trợ trực tiếp cho bệnh nhân đã giúp cho hàng nghìn người bệnh mau chóng trở về với cuộc sống bình thường.
Khi đến khám tại YOYA người bệnh sẽ được các chuyên gia kiểm tra và phân tích tình trạng bàn chân qua các máy móc hiện đại, xem xét cấu trúc xương các cơn đau là do hội chứng bàn chân bẹt hay các bệnh lý khác dẫn đến đau lòng bàn chân. Tiếp đến sẽ tiến hành điều trị bằng các phương pháp như:
- Phương pháp tập thể dục: đối với phương pháp này người bệnh có thể dễ dàng luyện tập tại nhà, linh hoạt thời gian tập luyện, thuận lợi cho tất cả mọi người. Phương pháp này sẽ tập trung phát triển các nhóm cơ, điều chỉnh lại tư thế đúng. Các bệnh nhân sau khi phẫu thuật có thể áp dụng phương pháp này để đẩy nhanh quá trình hồi phục cho cơ thể.
- Phương pháp thủ công: phương pháp này sẽ do các chuyên viên có kinh nghiệm trực tiếp tiến hành chữa trị bằng tay. Đối với phương pháp này, thường áp dụng cho bệnh nhân có nhu cầu, hoặc đối với các trường hợp do chấn thương, viêm cơ xương khớp ở mức độ tương đối nặng, đồng thời hỗ trợ hồi phục chức năng sau phẫu thuật. Bên cạnh đó còn kết hợp với các bài tập để bệnh nhân có thể thực hiện khi không thể đến điều trị tại phòng khám.
- Phương pháp điều trị bằng các thiết bị, máy móc: YOYA ngoài đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp còn sở hữu các thiết bị máy móc hiện đại như thiết bị sóng siêu âm; Thiết bị tia hồng ngoại; Sóng ngắn,… có chức năng giúp hồi phục sau chấn thương xương khớp, giãn cơ, tăng tuần hoàn máu·
Phương pháp vật lý trị liệu đảm bảo hồi phục chức năng sau chấn thương hay các dị tật xương khớp, hỗ trợ điều trị bàn chân bẹt một cách hiệu quả. Phương pháp này người bệnh có thể:
- Được chuyên gia hỗ trợ chỉnh sửa tư thế đúng
- Thực hiện dễ dàng thông qua các động tác, bài tập
- Áp dụng thường xuyên theo thời gian rảnh của từng người
- Chi phí điều trị thấp
- Thời gian hồi phục nhanh chóng, không mang lại tác dụng phụ
- Không điều trị bằng thuốc, không gây đau nhức
Tham khảo thêm về thoái hóa đốt sống cổ tại: Thoái hóa đốt sống cổ – Căn bệnh chứa nhiều nguy cơ
6. Cơ sở khám và điều trị hội chứng bàn chân bẹt hàng đầu
Khi phát hiện các dấu hiệu của hội chứng bàn chân bẹt, người bệnh nên đến các phòng khám, bệnh viện uy tín, với nhiều năm kinh nghiệm trong việc điều trị các bệnh về xương khớp hay điều trị chứng bàn chân bẹt để được kiểm tra và sử dụng các liệu pháp chữa trị. Việc lựa chọn cơ sở khám và điều trị vô cùng quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống của bạn. Bởi lẽ, khi không có sự tìm hiểu kỹ cùng với tâm lý muốn chữa bệnh nhanh chóng bạn sẽ dễ dàng tin vào những lời hứa hẹn của các cơ sở không có chuyên môn, áp dụng sai phương pháp, hoặc phương pháp không cần thiết, dẫn đến việc vừa mất thời gian vừa mất tiền lại không có hiệu quả.
Phòng khám vật lý trị liệu YOYA với 20 năm kinh nghiệm trong việc điều trị các bệnh về xương khớp đến từ các vị chuyên gia Đài Loan, luôn hoạt động với tiêu chí “Tận tâm, nỗ lực không ngừng vì sự hài lòng của bạn”, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, sở hữu các thiết bị kỹ thuật tiên tiến, không gian thoáng mát, đem lại sự thoải mái và hiệu quả cao cho người bệnh. Trước khi đến phòng khám cần đặt lịch hẹn trước để đảm bảo không phải mất thời gian chờ đợi của quý khách hàng đồng thời giúp cho các chuyên gia có thêm các thông tin của quý khách trước khi tiến hành kiểm tra nhầm mang lại hiệu quả tốt nhất.
Bàn chân bẹt là một loại bệnh, tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng to lớn đến cuộc sống của người bệnh. Tránh các lầm tưởng, quan điểm không đáng tin cậy, để tránh các biến chứng nguy hiểm không đáng có, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của bạn. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ tăng khả năng hồi phục hoàn toàn, thời gian hồi phục nhanh, ít chi phí, đồng thời giảm tình trạng đau nhức cho người bệnh.
Thông qua bài viết trên Phòng khám vật lý trị liệu YOYA hy vọng có thể mang đến những thông tin bổ ích hỗ trợ nhận biết các dấu hiệu của bệnh về xương, khớp, đảm bảo cho cuộc sống của bạn. Tại YOYA bạn sẽ được cung cấp những dịch vụ hỗ trợ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu của người bệnh, bảo đảm an toàn và hiệu quả cao. YOYA xin kính chúc bạn luôn luôn khỏe mạnh.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua Hotline: 028.541.03992 hoặc liên hệ với nhân viên trực tuyến qua trang Fanpage của Facebook phòng khám để được hỗ trợ tốt nhất.
PHÒNG KHÁM VẬT LÝ TRỊ LIỆU YOYA
Địa chỉ: S52, chung cư Sky Garden Phú Mỹ Hưng, phường Tân Phong, quận 7, thành phố
Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 – 627 07957/ 028 – 54103992