Cuộc sống bộn bề với nhiều công việc đòi hỏi con người liên tục phải hoạt động. Tuy nhiên, việc vận động quá nhiều lại khiến chúng ta dễ gặp phải các chấn thương ảnh hưởng đến cuộc sống, trong đó có chấn thương khuỷu tay. Mặc dù đây là chấn thương có thể điều trị, tuy nhiên nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến công việc và cuộc sống. Làm thế nào để có thể hoạt động mà không gặp phải các chấn thương, mời bạn tham khảo bài viết Chấn thương khuỷu tay và cách phòng tránh.
1. Chấn thương khuỷu tay
1.1. Thế nào là chấn thương khuỷu tay
Bên cạnh các bộ phận như đầu gối, lưng, cổ tay, mắt cá thì khuỷu tay chính là bộ phận dễ chịu chấn thương nhất. Trong mọi hoạt động ta thường xuyên phải sử dụng đến cánh tay, vì vậy, những cơn đau khuỷu tay có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc của bạn. Những chấn thương khuỷu tay phổ biến là bong gân, viêm cơ, gãy xương,..
1.2 Biểu hiện của chấn thương khuỷu tay
Chấn thương khuỷu tay có thể gây đau và sưng tấy. Khi đau khuỷu tay, bệnh nhân cảm nhận thấy sự khó khăn trong vận động, đặc biệt là nắm đồ vật và vặn cổ tay. Biểu hiện rõ nhất của đau khuỷu tay là:
- Đau bên ngoài khuỷu tay, cánh tay và đau dữ dội khi chạm vào
- Đau khi cầm nắm, nâng đồ vật hoặc làm các việc đơn giản như cầm thìa, đánh răng
- Đau lan tỏa từ khuỷu tay đến cẳng tay
- Cổ tay, khuỷu tay bị yếu, các đầu ngón tay thường bị tê hoặc ngứa
Các cơn đau khuỷu tay có thể xuất hiện dần bằng những cơn đau nhẹ, nhưng cũng có thể xuất hiện đột ngột với những cơn đau mạnh hơn, bất kể ai cũng đều có thể là đối tượng của bệnh đau khuỷu tay.
1.3 Các loại chấn thương khuỷu tay
Chấn thương khuỷu tay được chia làm 2 loại là chấn thương cấp tính và chấn thương mạn tính.
1.3.1 Chấn thương cấp tính
Các chấn thương cấp tính khiến cho người bệnh gặp các cơn đau dữ dội, tay sưng và bầm tím ngay khi bạn bị chấn thương. Một số chấn thương thường gặp như:
- Tổn thương dây chằng
- Bong gân
- Căng cơ
- Gãy xương
- Trật khớp
- Rách cơ.
1.3.2 Chấn thương mãn tính
Khi bạn sử dụng hay tạo áp lực lên khuỷu tay quá nhiều, bạn có thể bị chấn thương. Chấn thương mãn tính xảy ra khi bạn làm dụng hay lặp lại các hoạt động khuỷu tay trong thời gian dài. Các chấn thương mạn tính thường gặp như:
- Viêm gân: Biểu hiện thường thấy là đau khuỷu tay, cứng và yếu khuỷu tay. Các cơn đau có thể diễn biến tồi tệ hơn khi bạn vận động quá nhiều.
- Viêm bao hoạt dịch: Biểu hiện với các cơn đau ở khuỷu tay, cứng và sưng đỏ khuỷu tay. Tình trạng này xuất hiện khi bạn lặp đi lặp lại các động tác nhiều lần hay di chuyển khuỷu tay.
- Chèn ép dây thần kinh: Các chuyển động lặp đi lặp lại có thể khiến cho các dây thần kinh khớp khuỷu tay bị chèn ép.
2 Nguyên nhân gây chấn thương khuỷu tay
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chấn thương khuỷu tay, trong đó phổ biến nhất là các nguyên nhân sau:
- Té ngã, tai nạn: Khi bị ngã, phản ứng đầu tiên của chúng ta là đưa tay ra chống xuống, chính vì vậy mà ta thường gặp phải chấn thương như đứt, giãn dây chằng, gãy xương,…hệ thống khớp, sụn bị tổn thương gây ra triệu chứng đau nhức.
- Chấn thương thể thao: Khi chơi thể thao, đặc biệt là các môn thể thao cần sử dụng lực cánh tay như golf, tennis,…Sự vận động của cánh tay lặp đi lặp lại khiến cơ tay luôn căng, các vết rách hình thành trong gân và cơ dẫn đến hình thành các sẹo và hiện tượng vôi hóa. Cùng với đó, chế độ nghỉ ngơi không hợp lý khiến các cơ rơi vào tình trạng quá sức nên đau nhức.
- Chấn thương khi làm việc: Do đặc điểm của công việc mà nhiều người thường phải sử dụng lực tay như thợ mộc, người bốc vác,…khiến cho cơ tay hoạt động quá sức, các tai nạn nghề nghiệp cũng là nguyên nhân dẫn đến chấn thương khuỷu tay ở người lao động.
3. Điều trị chấn thương khuỷu tay an toàn và hiệu quả
Khi bị chấn thương khuỷu tay, có rất nhiều biện pháp có thể áp dụng, tuy nhiên việc sử dụng phương pháp điều trị đưa lại hiệu quả cao thì cần phải căn cứ vào tình trạng của từng người. Chính vì vậy, bệnh nhân cần đến các cơ sở uy tín để được thăm khám và chẩn đoán chính xác trước khi tiến hành điều trị.
Phòng khám xương khớp YOYA có địa chỉ tại S52, chung cư Sky Garden Phú Mỹ Hưng, phường Tân Phong, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở điều trị các bệnh về xương khớp trong đó có đau khuỷu tay bằng phương pháp vật lý trị liệu an toàn và hiệu quả. Để bệnh nhân an tâm điều trị, phòng khám đã và đang cố gắng hoàn thiện mình với:
3.1 Đội ngũ bác sĩ
Phòng khám xương khớp YOYA được thành lập bởi các bác sĩ có tay nghề cao đến từ Đài Loan, với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xương khớp, có tâm và luôn đặt sức khỏe của người bệnh lên đầu.
Bên cạnh đó, tại YOYA chúng tôi có đội ngũ nhân viên, y tá, kỹ thuật viên được đào tạo bài bản, có kỹ năng, luôn hỗ trợ hết mình cho người bệnh.
3.2 Trang thiết bị y tế
Tại Phòng khám xương khớp YOYA, toàn bộ trang thiết bị y tế đều được đầu tư hiện đại, dụng cụ y tế tối tân. Các hệ thống phòng khám, phòng bệnh, phòng vật lý trị liệu được xây dựng rộng rãi, thoáng mát, đảm bảo yêu cầu thăm khám và điều trị của người bệnh
3.3 Phương pháp điều trị vật lý trị liệu
Lấy sức khỏe của người bệnh làm gốc, YOYA luôn cố gắng nghiên cứu và tìm kiếm các phương pháp điều trị tối ưu nhất. Chúng tôi chuyên điều trị các bệnh về xương khớp, trong đó có bệnh đau khuỷu tay bằng các phương pháp ưu việt. YOYA giới thiệu bạn một số phương pháp điều trị chấn thương khuỷu tay đang được áp dụng tại phòng khám như:
- Chườm nóng: Chườm nóng bằng nước hoặc bằng muối nóng giúp giảm đau nhức xương khớp. Nhờ tác động của nhiệt lên bề mặt tổn thương, gân cốt và các cơ của người bệnh được thả lỏng, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu lên vùng đau nhức
- Chườm lạnh: Phương pháp chườm lạnh được các kỹ thuật viên áp dụng đối với những bệnh nhân chấn thương phần mềm. Nhờ sử dụng nhiệt lạnh, khu vực sưng tấy giảm đau nhức, hỗ trợ làm tan máu bầm, giảm đau nhức khuỷu tay hiệu quả.
- Tập các bài tập phục hồi chức năng: Kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn cho bạn các bài tập tăng cường sức mạnh của khuỷu tay và ngăn ngừa tình trạng đau khuỷu tay. Các bài tập về cơ tay, bàn tay,…giúp co người bệnh lấy lại sự linh hoạt của khớp, dần củng cố và kéo giãn cơ giúp cơ khỏe hơn, hỗ trợ khớp và xương.
- Châm cứu: Sử dụng kim châm đâm vào các huyệt để kích thích các dây thần kinh. Cơ thể sẽ sinh ra chất giảm đau tự nhiên – hormone endorphin, giúp bạn giảm nhanh cơn đau khuỷu tay.
- Sử dụng tia hồng ngoại: Sử dụng tia hồng ngoại trong điều trị chấn thương khuỷu tay có tác dụng tích cực, giúp làm giãn mạch máu, tăng cường lưu thông máu cung cấp dinh dưỡng cho các cơ, làm mềm cơ, chống viêm.
Tìm hiểu thêm về giảm nhức mỏi sau sinh tại: Phương pháp giảm nhức mỏi sau sinh hiệu quả nhất
4. Phòng tránh chấn thương khuỷu tay
Để hạn chế các chấn thương khuỷu tay, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
– Tăng cường chế độ dinh dưỡng, bổ sung canxi và chất khoáng cho cơ thể nói chung và cơ xương nói riêng trong các thực phẩm như cá, tôm, sữa, trứng,…
– Sử dụng các loại bao tay, băng bảo vệ khuỷu tay khi chơi thể thao hay lao động nặng.
– Hoạt động đúng tư thế, chơi thể thao đúng kỹ thuật đề phòng chấn thương
– Đến gặp bác sĩ ngay khi có các biểu hiện đau khuỷu tay để có các biện pháp điều trị kịp thời.
Cũng như các loại chấn thương xương khớp, chấn thương khuỷu tay khiến cho chúng ta khó chịu và gặp nhiều cản trở trong sinh hoạt. Nếu không điều trị kịp thời và đúng phương pháp, bệnh có thể để lại nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến cuộc sống về lâu dài của bạn. Nếu bạn đang gặp vấn đề về chấn thương khuỷu tay, hãy lên hệ ngay đến Phòng khám xương khớp YOYA theo địa chỉ:
PHÒNG KHÁM VẬT LÝ TRỊ LIỆU YOYA
Địa chỉ: S52, chung cư Sky Garden Phú Mỹ Hưng, phường Tân Phong, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 – 627 07957/ 028 – 54103992
Bài viết Chấn thương khuỷu tay và cách phòng tránh của Phòng khám xương khớp YOYA hy vọng đã cung cấp cho bạn nhiều kiến thức y học bổ ích. Hãy theo dõi chúng tôi để có thêm nhiều thông tin thú vị nữa nhé.