ĐAU LƯNG DƯỚI – DẤU HIỆU MẮC CÁC BỆNH LÝ NGUY HIỂM

Cuộc sống phát triển, con người cũng có thêm nhiều mối bận tâm mà quên đi việc chăm sóc sức khỏe cho chính mình. Nhiều người khi bị đau lưng, chỉ nghĩ đơn giản là do mình làm việc nặng nhọc nên lưng đau mỏi tạm thời. Tuy nhiên nếu không thăm khám và điều trị, đau lưng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như công việc của bạn. Hôm nay, Phòng khám xương khớp YOYA mang đến cho bạn bài viết Đau lưng dưới – dấu hiệu mắc các bệnh lý nguy hiểm để các bạn tham khảo.

1. Tổng quan cần biết về đau lưng dưới

asian elderly having pain his back 1

1.1 Đau lưng dưới

Lưng dưới là hệ thống các đốt sống được đánh dấu từ L1 đến L5, có nhiệm vụ chính là nâng đỡ phần trên của cơ thể. Ngoài ra, lưng dưới còn đảm nhận chức năng điều khiển hệ thống truyền tín hiệu từ não đến chân, giúp các chi dưới cử động dễ dàng.

Bệnh đau lưng dưới (lower back pain) hay còn có tên khác là bệnh đau thắt lưng là những cơn đau ở vùng ngang thắt lưng, thậm chí có thể kéo xuống cả mông và chân. Các cơn đau kéo dài, âm ỉ hoặc có khi nhói lên đột ngột, khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đau nhức, ảnh hưởng tới sinh hoạt cuộc sống

1.2 Các cấp độ đau lưng dưới

Bệnh đau lưng dưới biểu hiện từ nhẹ đến nặng, và tùy vào mức độ của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị khác nhau. Có thể chia đau lưng dưới làm 3 mức độ:

– Mức độ 1: Bệnh ở mức độ cấp tính (thời gian đau dưới 6 tuần)

– Mức độ 2: Bệnh ở cấp độ nửa mạn tính( thời gian đau từ 6 đến 12 tuần trở đi)

– Mức độ 3: Bệnh ở cấp độ mãn tính (đau liên tục hơn 3 tháng), diễn biến của bệnh đã trở nặng

2. Các vị trí đau lưng dưới và dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm

Vị trí đau của nhiều bệnh nhân đau lưng dưới là khác nhau, vì vậy bạn cần đến trung tâm y tế để có thể có những chẩn đoán chính xác nhất:

2.1 Đau lưng dưới gần mông

Đau lưng dưới gần mông là bệnh lý xương khớp người bệnh phải đặc biệt lưu ý. Bệnh có thể coi là triệu chứng khởi phát của các bệnh lý nguy hiểm như: 

– Thoát vị đĩa đệm thắt lưng( các đốt L3,L4,L5,S1): Bệnh lý xuất hiện khi nhân nhầy của đĩa đệm tràn ra ngoài chèn ép các rễ thần kinh. Gây nên những cơn đau âm ỉ kéo dài do sự mất đàn hồi của phần đĩa đệm giữa các đốt sống, độ giảm xóc của cột sống không còn được như trước, dẫn đến vùng lưng bị đau, tê bì, ảnh hưởng khả năng vận động chi dưới

– Hẹp ống sống: Bệnh lý cột sống xuất hiện do bẩm sinh hoặc di chứng từ chấn thương. Khi ống thắt lưng bị hẹp sẽ gây ra những cơn đau lưng cấp tính cho người bệnh.

– Bệnh phụ khoa: các cơn đau lưng dưới gần mông kèm theo các triệu chứng đau nhói thắt lưng, kinh nguyệt không đều, chảy máu âm đạo, bạn nên đi khám sớm để có thể điều trị kịp thời bởi đây là những dấu hiệu cho thấy các bệnh phụ khoa nguy hiểm như ung thư buồng trứng, viêm cổ tử cung, u xương,…

2.2 Đau lưng dưới bên trái

Các cơn đau lưng dưới bên trái sẽ xuất hiện và diễn ra trong thời gian ngắn, đau xuất hiện ở vùng giữa lưng và sau đó lan xuống vùng thắt lưng. Có một số trường hợp, đau lưng dưới bên trái do căng cơ nên bệnh sẽ khỏi sau một thời gian nghỉ ngơi, tuy nhiên nếu những cơn đau vẫn kéo dài quá 3 tháng, có thể bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nguy hiểm. Nguyên nhân đau lưng dưới bên trái có thể do:

– Tổn thương mô mềm( cơ, dây chằng hỗ trợ cột sống):  Khi các cơ lưng dưới bị căng do sử dụng quá mức hay dây chằng bị bong gân, hiện tượng viêm có thể xảy ra dẫn đến co thắt cơ, khiên lưng dưới bên trái bị đau nhức.

– Chấn thương cột sống lưng: Một số bệnh lý về xương khớp như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, viêm xương khớp,…gây nên các tổn thương cho cột sống lưng khiến phần lưng dưới bên trái bị ảnh hưởng.

– Bệnh lý về các cơ quan nội tạng: Đau lưng dưới bên trái còn có thể do một số bệnh lý như sỏi thận, viêm tụy, nhiễm trùng thận, bệnh phụ khoa,…

2.3 Đau lưng dưới bên phải

Ở giai đoạn đầu đau lưng dưới bên phải, xuất hiện các cơn đau âm ỉ vùng thắt lưng bên phải. Sau một thời gian, cơ đau nặng dần và lan xuống các bộ phận khác như háng, chân, bộ phận sinh dục,..ảnh hưởng đến vận động của người bệnh. Nguyên nhân có thể là do:

– Nhiễm trùng tiết niệu

– Viêm ruột thừa

– Sỏi thận

– Thoát vị đĩa đệm

3. Đối tượng của bệnh đau lưng dưới

Trong chúng ta, ai cũng đều có nguy cơ trở thành nạn nhân của bệnh đau lưng dưới. Mỗi đối tượng, mỗi ngành nghề khác nhau thì nguy cơ mắc bệnh cũng khác nhau, Phòng khám xương khớp YOYA chỉ bạn 5 đối tượng thường dễ mắc bệnh đau lưng dưới nhất:

– Người cao tuổi: Tuổi càng cao, cơ thể con người càng lão hóa, trong đó xương khớp chính là bộ phận thoái hóa nhanh nhất, loãng xương, giảm đàn hồi cơ, các đĩa đệm chệch khỏi vị trí, cột sống giảm khả năng nâng đỡ khiến cho tỷ lệ bệnh nhân đau lưng dưới ở người già càng cao.

– Phụ nữ mang thai: Khi mang thai, trọng lượng thai nhi tăng lên khiến cơ thể người mẹ phải chịu nhiều sức ép, đồng thời sự gia tăng Hoocmon thai kỳ nên cơ xương khớp của mẹ cũng lỏng lẻo hơn, dây chằng mềm hơn, hoạt động nhẹ cũng khiến mẹ dễ đau lưng.

– Người thừa cân: Cân nặng cơ thể vượt quá sức chịu đựng của xương khớp cũng khiến xương luôn phải hoạt động trong tình trạng gồng mình, vì vậy nên xuất hiện các cơn đau nhức

– Nhân viên văn phòng: Do đặc thù công việc phải ngồi trong một thời gian dài, sai tư thế khi ngồi khiến nhân viên văn phòng là đối tượng mắc đau lưng dưới khá nhiều.

– Người làm việc nặng: Việc thường xuyên phải làm việc quá sức với các tư thế cong lưng, cúi đầu, mang vác nặng cũng là nguyên nhân dẫn đến đau lưng dưới ở người lao động.

4. Điều trị đau lưng dưới

Nếu như đau lưng dưới do bạn hoạt động quá sức, nghỉ ngơi thư giãn một vài ngày bệnh có thể thuyên giảm. Tuy nhiên nếu bệnh có dấu hiệu đau nặng hơn, bạn nên đi khám để có các phương thức điều trị thích hợp. Có nhiều phương pháp để điều trị bệnh đau lưng dưới mà bạn có thể áp dụng như: 

4.1 Sử dụng thuốc Tây

Khi đến khám tại các cơ sở y tế, bạn sẽ được các bác sĩ kê đơn thuốc để điều trị bệnh như:

– Thuốc giãn cơ

– Thuốc chống viêm

– Thuốc giảm đau

– Tiêm corticosteroid

4.2 Sử dụng các bài thuốc dân gian

Các bài thuốc dân gian cũng mang lại nhiều hiệu quả cho người bị đau lưng dưới. Một số bài thuốc quen thuộc như:

– Sử dụng lá tướng quân: Dùng lá tướng quân, lá ngũ trảo và bồ công anh rửa sạch thái nhỏ. Sau đó cho rượu trắng, muối cùng các nguyên liệu đã chuẩn bị lên bếp và xào nóng. Sau khi xong, đắp hỗn hợp lên vùng bị đau. 

– Dùng cây trinh nữ: Chuẩn bị nguyên liệu gồm: rễ cây trinh nữ(10g), lạc tiên, cỏ xước, muống biển, lá lốt (3g),..đem rửa sạch, sắc thuốc. Chia làm 2 – 3 lần uống, mỗi ngày 1 thang, uống trong 10 ngày.

Tìm hiểu thêm về khắc phục đau nhức xương khớp sau tinh tại: Đau nhức xương khớp sau sinh và cách khắc phục tình trạng này

4.3 Sử dụng vật lý trị liệu

Hiện nay, tại Phòng khám xương khớp YOYA có địa chỉ tại S52, chung cư Sky Garden Phú Mỹ Hưng, phường Tân Phong, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng nhiều biện pháp vật lý trị liệu điều trị bệnh đau lưng dưới cho bệnh nhân như:

– Xoa bóp: Việc matxa xoa bóp giúp cho cơ thể thư giãn, các kỹ thuật viên sử dụng một lực tay vừa phải với các thao tác nhanh chậm tác động lên da và các vùng tổn thương của bệnh đau lưng dưới, giúp giảm đau hiệu quả, đồng thời cũng thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, giúp bệnh nhân sớm phục hồi.

– Dùng nhiệt: Việc sử dụng các thiết bị nhiệt như chườm nóng, chiếu tia hồng ngoại, miếng dán điện,…giúp cơ thể người bệnh thư giãn, căng cơ và cải thiện dòng máu. Nếu người bệnh bị viêm do đau thắt lưng, chườm nhiệt còn giúp giảm sung, tạo sự dẻo dai và linh động cơ tốt hơn.

– Tập động tác: Tại YOYA, giáo án tập cho người bệnh do các bác sĩ đến từ Đài Loan soạn thảo, do các kỹ thuật viên hướng dẫn nhằm giúp cho bệnh nhân lấy lại vận động một cách an toàn và hiệu quả.

Tất cả chúng ta đều có thể là đối tượng của bệnh đau lưng dưới, chính vì vậy, tích lũy cho mình nhiều kiến thức sức khỏe là đang góp phần bảo vệ bản thân. Nếu bạn quan tâm đến các dịch vụ mà Phòng khám xương khớp YOYA đang cung cấp, vui lòng liên hệ:

PHÒNG KHÁM VẬT LÝ TRỊ LIỆU YOYA

Địa chỉ: S52, chung cư Sky Garden Phú Mỹ Hưng, phường Tân Phong, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 – 627 07957/ 028 – 54103992

YOYA rất vui khi được đồng hành cùng bạn đánh bay cơn đau xương khớp. Hy vọng bài viết hôm nay của chúng tôi đã khiến bạn hài lòng. Phòng khám xương khớp YOYA, nơi gửi gắm niềm tin của bạn.