Tập luyện thể thao là một phương pháp tốt để rèn luyện sức khỏe. Thông qua các môn thể thao, người tập có thể mang lại cho mình một cơ thể dẻo dai, sức bền và tăng khả năng linh hoạt. Tuy nhiên, trong quá trình tập luyện không thể tránh khỏi những chấn thương không đáng có. Hãy cùng Phòng khám vật lý trị liệu YOYA tìm hiểu sâu hơn về chấn thương thể thao với bài viết: Chấn thương thể thao: hiểu rõ để đề phòng nhé!
Chấn thương thể thao là gì?
Từ lâu, thể thao đã trở thành một hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Tập luyện thể dục thể thao giúp con người nâng cao chất lượng sức khỏe, chữa bệnh,… nhưng đồng hành cùng nó là chấn thương. Chấn thương không loại trừ một ai, không loại trừ một môn thể thao nào. Vì thế ta cần phải hiểu rõ về khái niệm chấn thương thể thao:
“Chấn thương thể thao là thuật ngữ đề cập đến các loại chấn thương thường xảy ra nhất trong khi chơi thể thao hoặc tập luyện. Mặc dù bộ phận nào trên cơ thể cũng có khả năng bị thương trong lúc bạn vận động, nhưng thuật ngữ này chủ yếu đề cập đến những chấn thương hệ thống cơ, xương, khớp và các mô liên quan như sụn, dây chằng. Chấn thương sọ não và tủy sống tương đối hiếm gặp khi chơi thể thao”
6 chấn thương thể thao bạn dễ gặp nhất trong luyện tập
2.1 Căng cơ
Tình trạng căng cơ quá mức là khi cơ bị dãn, căng hay đứt đột ngột và không lường trước được, thường do chấn thương hoặc các tổn thương khác. Căng cơ có thể xuất hiện ở bất cứ cơ nào nhưng thường gặp nhất ở thắt lưng, cổ, vai và vùng khoeo ở sau đùi.
– Các triệu chứng của căng cơ bao gồm:
- Bị sưng tấy, bầm tím hoặc đỏ do chấn thương
- Đau khi nghỉ ngơi
- Đau khi sử dụng cơ bắp bị tổn thương hoặc khớp liên quan đến các cơ đó
- Gân cơ bị yếu
– Cách xử lý ban đầu:
Khi bị căng cơ nên chườm lạnh, dùng khăn bọc đá cho mát hoặc dùng túi đựng đá (tránh lạnh trực tiếp) để chườm lạnh ngay tại chỗ 10 – 15 phút, mỗi lần cách nhau khoảng 1 giờ. Có thể lặp lại nhiều lần trong ngày.
Có thể chườm lạnh trong 1 – 3 ngày đầu sau khi bị đau. Không nên chườm một lần quá lâu. Tuy nhiên, không sử dụng chườm lạnh nếu tuần hoàn kém hoặc bị trầy da. Cần dừng các hoạt động thể thao và khi tập lại cần điều chỉnh thể lực, giảm bớt khối lượng tập hoặc chọn một thể thức tập luyện khác. Thông thường, nếu tổn thương nhẹ, bệnh nhân sẽ hoàn toàn phục hồi sau 2 – 3 ngày. Nếu là chấn thương nặng hoặc đã qua sơ cứu mà hoạt động vẫn còn khó khăn, cơn đau kéo dài, cần đến khám chuyên khoa xương khớp để được điều trị.
2.2 Bong gân
Đây là dạng chấn thương khá phổ biến. Hiện tượng căng hoặc rách dây chằng gây nên những cơn đau nhói và sưng tấy ở các khớp bị tổn thương. Các biểu hiện của bong gân rất giống với gãy xương.
– Triệu chứng khi bị bong gân:
Khi bị bong gân, người tập cảm thấy đau nhói như điện giật ở vùng khớp bị trẹo. Sau đó, khớp tê dại không còn đau nữa. Khoảng 1 giờ sau, cảm giác đau nhức dần dần trở lại. Nếu bong gân ở bàn chân, mắt cá chân, người tập sẽ không bước đi được nữa, phải đặt bàn chân nằm xuống đất.
– Xử lý ban đầu:
Nên chườm lạnh bên ngoài bằng nước đá (hoặc nước lạnh) trong 4 giờ đầu. Việc chườm đá làm dịu đau và co mạch, ngưng chảy máu, bớt phù nề. Và sau ngày thứ 2, nên ngâm chỗ bị bong gân trong nước ấm từ 3-4 lần trong ngày. Có thể dùng băng thun băng ép khớp bị bong gân giúp khớp có chỗ tựa và giữ cố định cho khớp. Có thể dùng xịt chấn thương hoặc thuốc giảm đau để tạm thời điều trị. Nghiêm cấm dùng rượu, xoa cao vào nơi bị tổn thương, các chất nóng tác động tại chỗ do những chất này gây chảy máu mạnh hơn. Những trường hợp bong gân nặng: không cử động được khớp, dây chằng khớp bị đứt hoàn toàn,… hãy đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị
2.3 Chấn thương đầu gối
Do có cấu tạo phức tạp và phải chịu tải trọng của cả cơ thể nên khớp gối thường bị chấn thương nhất. Các chấn thương đầu gối thường gặp trong thể dục thể thao là:
– Chấn thương dây chằng chéo trước (ACL): Dây chằng chéo trước nằm ở trung tâm của đầu gối, những người bị rách dây chằng chéo trước thường nghe thấy tiếng bật và sau đó cảm thấy đầu gối rất đau, sưng và không cử động được nữa.
– Chấn thương dây chằng chéo sau (LCP): Các triệu chứng thường thấy là đau dữ dội vùng gối, đầu gối sưng và khớp gối lỏng lẻo.
– Chấn thương dây chằng chéo giữa (MCL):Các triệu chứng thường thấy là đầu gối bị đau, sưng và khớp lỏng lẻo.
– Chấn thương xương bánh chè (Hội chứng Patellofemoral): xảy ra khi xương bánh chè không di chuyển một cách trơn tru, làm tổn thương mô dưới xương bánh chè.
Xử lý ban đầu:
Ngay sau khi bị chấn thương đầu gối, việc đầu tiên bạn nên làm là giữ đầu gối bất động khoảng 2 – 3 tuần bằng nẹp hoặc bột. Để giảm hiện tượng sưng nề, bạn có thể uống thuốc giảm đau và nghỉ ngơi hợp lý theo chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp tràn máu khớp gối, bạn không nên chọc hút máu ra ngoài. Bởi vì, máu trong khớp gối sẽ tự tiêu, làm như vậy sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khớp.
2.4 Chấn thương vai
Khớp vai được cấu tạo bởi các xương khớp, dây chằng, bao khớp, cơ tam giác, gân cơ xoay và túi hoạt dịch. Các bộ phận này phối hợp nhịp nhàng với nhau giúp cho khớp vai hoạt động linh hoạt, uyển chuyển.
Các chấn thương khớp vai khi chơi thể thao thường được phân loại thành:
– Chấn thương phần mềm: Có đến hơn 80% chấn thương thể thao là chấn thương phần mềm, gồm tổn thương gân, cơ và dây chằng
– Chấn thương khớp: Chấn thương khớp xảy ra khi hai mặt khớp bị xê dịch ra khỏi vị trí bình thường bởi sự tác động của một lực lớn làm đứt, rách bao khớp và dây chằng quanh khớp.
– Chấn thương xương: Chấn thương xương gây ra những cơn đau, sưng bầm và làm biến dạng vùng chấn thương, đặc biệt có tiếng lạo xạo khi sờ vào.
Xử lý ban đầu:
Chườm lạnh là cách phổ biến nhằm giúp giảm đau và sưng tấy. Biện pháp này hiệu quả với những chấn thương nhẹ, mới xảy ra. Trong vòng 1 – 3 ngày đầu sau chấn thương, bạn chườm lạnh lên vùng vai bị thương trong vòng 15 – 20 phút/lần, mỗi lần cách nhau 2 – 3 giờ. Có thể dùng nẹp cố định để giữ cho vết thương không bị tác động mạnh và diễn tiến nặng hơn.
2.5 Đau gân khuỷu tay
Chấn thương khuỷu tay do chơi thể thao là một tình trạng rất phổ biến. Rất nhiều trường hợp gặp phải chấn thương này khi chơi các môn thể thao như tennis, golf… gây ảnh hưởng đến gân, cơ, dây chằng, xương khớp…
– Triệu chứng đau do viêm gân: .
Các dấu hiệu của hội chứng đau gân khuỷu tay thường gặp bao gồm: Đau hoặc rát phần ngoài của khuỷu tay, sức cầm nắm bị yếu. Các triệu chứng này thường nặng hơn khi thực hiện các hoạt động gắn liền với cánh tay và cẳng tay như: Vắt khăn, cầm búa, bắt tay, cầm ca nước…
– Xử lý ban đầu:
Thường được cải thiện nhiều với việc nghỉ ngơi khuỷu, chườm đá, thuốc kháng viêm giảm đau Non steroids. Trong trường hợp viêm nặng có thể tiêm tại chỗ viêm Cortisone. Ngoài ra, cũng có thể dùng băng thun quấn quanh vùng dưới khớp khuỷu để làm việc đỡ đau và tránh tổn thương tái phát.
2.6 Gãy xương
Là sự phá hủy cấu trúc giải phẫu bình thường của xương dưới tác động của lực cơ học trực tiếp hay gián tiếp gây nên, thường với xương bị gãy bao giờ cũng gây tổn thương cho các tổ chức cơ, gân, dây chằng, thần kinh và mạch máu bao quanh. Gãy xương thuộc loại chấn thương nặng, có gãy xương hoàn toàn và gãy xương không hoàn toàn.
– Triệu chứng khi bị gãy xương:
Thường chính nạn nhân cũng xác định được mình bị gãy xương vì ở thời điểm gãy nghe tiếng gãy và tiếng lạo xạo, cảm giác đau buốt tăng lên rất nhanh khi cố gắng chuyển động, vùng tổn thương sưng tấy, nề.
– Xử lý ban đầu:
Trường hợp gãy xương hở ngoài việc bất động cần tiến hành cầm máu và xử lý sơ bộ vết thương. Khi bất động cần lưu ý phải bất động hai khớp về phía hai đầu gãy của xương trong trường hợp không có nẹp có thể cố định chi trên vào thân mình, chi dưới vào chân còn lành
3. Những nguyên nhân dễ dẫn đến chấn thương trong tập luyện thể dục, thể thao
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chấn thương trong tập luyện thể thao. Tuy nhiên chủ yếu chấn thương xảy ra thường vì các lý do sau:
- Không thực hiện hoặc không dành đủ thời gian để thực hiện việc làm nóng người, khởi động ban đầu.
- Người chơi thể thao thiếu kiến thức về môn thể thao mình tập luyện.
- Thiếu tinh thần bảo vệ cho nhau trong khi chơi thể thao .
- Thiếu các dụng cụ bảo vệ cần thiết cho các bộ phận dễ bị tổn thương.
- Điều kiện sân bãi thi đấu tập luyện không tốt như mặt sân gồ ghề, sân bóng quá khô cứng hoặc trơn ướt, thời tiết nắng nóng hoặc mưa lạnh…
4. Điều trị chấn thương thể thao và những điều chưa biết về vật lý trị liệu xương khớp YOYA
4.1 Vì sao phải điều trị chấn thương thể thao đúng hướng?
Chấn thương thể thao là điều mà chúng ta không mong muốn gặp phải khi chơi thể thao. Tuy nhiên nếu chẳng may bị chấn thương, ta cần phải kịp thời xử lý và điều trị bởi:
- Điều trị chấn thương sớm sẽ hạn chế những đau đớn khó chịu cho người bệnh.
- Chấn thương thể thao không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ trở thành mãn tính, khó phục hồi.
- Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ gây ra những hệ quả cho người bệnh đó là làm giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến chức năng vận động bình thường của người bệnh.
Đặc biệt, nếu chưa có kiến thức về chấn thương gặp phải, bạn không nên chủ quan, tự ý đi mua thuốc về dùng, không dùng thuốc lá, thuốc nam không rõ nguồn gốc đắp, hoặc xoa bóp… bởi đôi khi sẽ gây ra tác dụng ngược không đáng có.
4.2 Phòng khám YOYA – nơi hỗ trợ điều trị chấn thương thể thao tốt nhất cho bạn
Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành vật lý trị liệu, Phòng khám YOYA tự hào mang đến cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời khi sử dụng các dịch vụ của chúng tôi. Tại đây chúng tôi có đội ngũ bác sĩ đến từ Đài Loan được đào tạo bài bản, dày dặn kinh nghiệm, với phương pháp chữa trị hiệu quả kết hợp với công nghệ hiện đại, mang lại hiệu quả chữa trị cao.
4.1.3 Điều trị bằng phương pháp thủ công
Đây là Phương pháp trị liệu do chuyên viên vật lý trị liệu tại Phòng khám xương khớp YOYA tiến hành, nhằm điều trị những vùng bị thương của bệnh nhân như viêm cơ, đau nhức lưng, chấn thương do vận động, phục hồi các chức năng sau gãy xương,…Dưới hình thức 1 kèm 1, chuyên viên vật lý sẽ đưa ra các động tác và phương pháp phù hợp để giúp cho bệnh nhân điều trị chấn thương có hiệu quả nhất.
4.2.2 Điều trị bằng cách tập thể dục
Với những chấn thương thể thao về nhóm cơ, phòng khám xương khớp YOYA cung cấp phương pháp vật lý trị liệu tập thể dục phục hồi nhanh chóng:
– Bài tập giãn cơ: Bài tập kéo dãn cơ giúp lấy lại sự linh hoạt trong các ổ đĩa, cơ bắp, dây chằng và gân. Bài tập này có thể làm tăng phạm vi chuyển động, giúp bạn di chuyển linh hoạt nhất có thể.
– Bài tập tăng cường cơ bắp: Các bài tập tăng cường giúp cơ bắp khỏe mạnh, hỗ trợ cho các vùng bị ảnh hưởng và ngăn ngừa đau yếu cơ tái phát. Chúng cũng giúp giữ cho cột sống ở đúng vị trí.
– Những bệnh nhân sau phẫu thuật: Phương pháp luyện tập dưới hình thức một kèm một với các bài tập vận động, luyện cơ tay, cơ chân nhằm tăng độ bền cơ cho bệnh nhân.
4.2.3 Điều trị bằng các thiết bị
– Thiết bị kích thích dây thần kinh dưới da: Kích thích điện giúp giảm đau và làm co các cơ bắp. Nó kích thích cảm giác của các khu vực bị tê liệt, thả lỏng các nhóm cơ, giảm bớt tình trạng sưng viêm, giúp lấy lại cảm giác và chức năng.
– Điều trị bằng thiết bị tia hồng ngoại: Chiếu hồng ngoại cũng là một trong những phương pháp vật lý trị liệu viêm khớp dạng thấp đang được áp dụng phổ biến. Với cách này, chuyên gia vật lý trị liệu sẽ sử dụng tia hồng ngoại chiếu vào khớp bị đau và khu vực xung quanh. Nó có tác dụng giảm đau, chống sưng viêm, đẩy nhanh tốc độ phục hồi tổn thương trong khớp.
– Điều trị bằng thiết bị sóng siêu âm: Siêu âm giúp thư giãn và giảm co thắt cơ bắp. Nó cũng có tác dụng giảm đau, giảm viêm và thúc đẩy quá trình chữa bệnh.
– Chườm nóng: Nhiệt độ cao giúp cơ bắp thư giãn, đồng thời làm tăng lượng máu chảy đến các vùng bị ảnh hưởng. Máu mang chất dinh dưỡng thúc đẩy quá trình chữa bệnh.
Phương pháp vật lý trị liệu mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người bệnh song cần kiên trì thực hiện trong một thời gian dài kết hợp với những cách điều trị bệnh khác để có hiệu quả rõ ràng, lâu dài. Hãy liên hệ ngay cho Phòng khám vật lý trị liệu YOYA theo địa chỉ:
PHÒNG KHÁM VẬT LÝ TRỊ LIỆU YOYA
Địa chỉ: S52, chung cư Sky Garden Phú Mỹ Hưng, phường Tân Phong, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028-627 07957/ 028-54103992
Hy vọng bài viết Chấn thương thể thao: hiểu rõ để đề phòng mà YOYA mang đến cho các bạn hôm nay sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích cho bạn. Nếu quan tâm, hãy truy cập yoyavn.com để đọc thêm nhiều bài viết hay của chúng tôi nữa nhé.