Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta vô tình gặp phải những chấn thương không đáng có, làm ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt cũng như công việc của bản thân. Và gãy xương chính là một chấn thương ta không thể tránh khỏi, nó có thể gặp khi ta chơi thể thao, mang vác hay vận động mạnh,… Vậy làm cách nào để có thể lấy lại được vận động bình thường sau gãy xương? Mời các bạn đọc của Phòng khám xương khớp YOYA tìm hiểu qua bài viết Phục hồi chức năng sau gãy xương khoa học và hiệu quả nhất của chúng tôi.
1. Gãy xương – nguyên nhân và biểu hiện bạn cần biết
1.1 Gãy xương
Gãy xương là tình trạng xương bị tổn thương ( gãy, vỡ, nứt,..) Gãy xương xảy ra không phân biệt độ tuổi, nhưng gặp nhiều nhất ở độ tuổi lao động và độ tuổi hoạt động thể dục thể thao ( từ 20 đến 40 tuổi) và tỷ lệ nam bị nhiều hơn nữ.
Gãy xương căn cứ vào đặc điểm, trạng thái có thể chia làm nhiều loại:
- Gãy hoàn toàn: xương gãy tách rời nhau hoặc tách thành các mảnh độc lập
- Gãy không hoàn toàn: xương nứt nhưng vẫn nối với nhau
- Gãy xương di lệch và không di lệch
- Gãy xương hở, gãy xương kín
- Gãy phần đầu xương, cổ xương, thân xương
1.2 Nguyên nhân dẫn đến gãy xương
Gãy xương là chấn thương không báo trước, bất kỳ ai cũng có thể bị gãy xương nếu gặp tác động mạnh. YOYA chỉ ra cho bạn các nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến gãy xương gồm:
- Gãy xương do chấn thương: Các trường hợp như tai nạn giao thông, ngã cây, chơi thể thao ( bóng đá, đấm bốc,…) hay chạy nhảy đều có thể bị gãy xương
- Loãng xương: Gãy xương thường gặp ở những người tuổi già, loãng xương, xương không thể tự tổng hợp canxi làm xương yếu và dễ gây vỡ xương.
- Người có bệnh lý: Các bệnh làm ảnh hưởng đến cấu trúc xương, lâu dần làm xương yếu như xương thủy tinh, ung thư xương, viêm tủy xương,…
- Những người thường xuyên vận động: Những chuyển động lặp đi lặp lại nhiều dễ làm cơ bắp bị mệt và tăng tác dụng lực lên xương có thể dẫn đến gãy xương. Vận động viên cũng là đối tượng thường xuyên hoạt động mệt mỏi căng thẳng nên dễ dẫn đến gãy xương.
1.3 Biểu hiện của gãy xương
Gãy xương thường khiến cho người bệnh hết sức đau đớn, tuy nhiên để tránh hiểu nhầm giữa đau do chấn thương và gãy xương, phòng khám xương khớp YOYA mời bạn tham khảo các triệu chứng sau:
– Trục chi biến dạng, xương gãy có thể lộ ra ngoài hay lồi lên dưới da
– Cử động nhẹ có tiếng lạo xạo cọ xát nơi hai đầu xương gãy
– Xuất hiện các vết bầm tím, sưng nề quanh khu vực tổn thương
– Khi cử động vùng chấn thương, sưng và đau tăng lên, giảm đau khi bất động
– Giảm hoặc mất cơ năng chi bị gãy
2. Phương pháp phục hồi chức năng vận động sau gãy xương
2.1 Tại sao cần vật lý trị liệu sau gãy xương
Khi điều trị gãy xương, người bệnh sẽ không thể vận động vị trí bị tổn thương do vết thương đã được cố định để cho tế bào xương mới hình thành, nối liền phần xương đã gãy. Trong quá trình chờ xương hồi phục, bệnh nhân dễ có các biểu hiện teo cơ, cứng khớp và giảm chức năng vận động. Thậm chí có nhiều trường hợp, bệnh nhân do quá đau đớn nên không chịu vận động dẫn đến loét, nhiễm trùng. Chính vì vậy, người bệnh cần phải tham gia phục hồi chức năng sau gãy xương nhằm:
– Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình liền xương, liền các tổ chức phần mềm xung quanh.
– Ngăn ngừa tình trạng teo cơ, duy trì khả năng vận động khớp
– Giảm sưng nề, giảm đau, chống dính khớp, rối loạn tuần hoàn và ngăn ngừa hội chứng đau vùng ( hội chứng Sudeck – hội chứng rối loạn dinh dưỡng giao cảm phản xạ)
– Phục hồi vận động tinh của tay, chân sau quá trình bất động điều trị
2.2 Phương pháp phục hồi chức năng vận động sau gãy xương hiệu quả
Để tránh những biến chứng không đáng có sau gãy xương, bệnh nhân cần có những phương pháp phục hồi chức năng sau gãy xương một cách khoa học và an toàn. Mời bạn tham khảo các phương pháp sau:
2.2.1 Phương pháp dùng nhiệt
- Chườm lạnh – phương pháp nhiệt lạnh: Chườm lạnh có thể áp dụng khi vừa bị chấn thương và kéo dài đến khi không còn thấy vùng bị thương sưng nóng nữa. Chườm lạnh giúp cho tổn thương giảm phù nề, giảm đau, giúp bệnh nhân thư giãn cơ, dịu cảm giác khó chịu và mang lị lợi ích lớn cho quá trình tập cử động chủ động.
- Chườm nóng: Chườm nóng sẽ làm mềm các tổ chức, tăng tuần hoàn máu đến các vùng chấn thương. Chườm nóng trước và trong khi tập luyện có thể giúp tăng khả năng phục hồi vận động các chi.
2.2.2 Phương pháp tập vận động khớp :
Khi khớp bị bất động quá lâu sẽ bị cứng do cơ co ngắn, bao khớp bị co rút, bao hoạt dịch tăng sản mỡ và sụn mỏng đi. Để phục hồi chức năng sau gãy xương hiệu quả, bệnh nhân cần chú ý tập cử động khớp nhằm tạo điều kiện bơm dịch khớp ra vào, nuôi dưỡng khớp trở nên mềm mại hơn. Bệnh nhân khi tập luyện thực hiện bài co duỗi khớp với thời gian co duỗi là 45 giây, mỗi lần cần tập 10 đến 15 phút và tần suất ngày 4 đến 6 lần.
2.2.3 Phương pháp tập đi
Với những người gãy xương chi dưới có thể dùng nạng nách để tập đi khi xương chưa liền. Tập đi giúp phục hồi chức năng sau gãy xương hiệu quả. Khi mới tập đi, bạn cần lưu ý sử dụng nạng gỗ, thanh ngang đầu trên nạng để tựa vào bên lồng ngực mà không tỳ vào nách. Dáng đi giữ thẳng, cân bằng hai vai, mắt nhìn thẳng về phía trước và không cúi nhìn xuống chân. Sau một thời gian, bạn có thể dùng gậy chống nếu xương đã gần liền vững. Lưu ý quan trọng là lúc này không nên tập chống gậy bên chân đau vì có thể làm xấu dáng đi của bạn. Đến khi xương liền chắc lại, bạn có thể bỏ gậy và tập đi như bình thường.
2.2.4 Các bài tập khác
– Bài tập duy trì sức cơ: Bệnh nhân tập tăng sức căng của cơ (giữ độ dài bó cơ không thay đổi, khớp không cử động), tập co cơ (khớp cử động, cơ co ngắn lại)
– Tập sinh hoạt thông thường: Bệnh nhân chấn thương chi dưới tập phục hồi bằng các động tác trong sinh hoạt như lên xuống bậc thềm, cầu thang, tập ngồi xổm đứng lên,… Bệnh nhân phục hồi sau gãy xương tay thì nên rèn luyện các bài tập nắm, mở bàn tay, tập cầm đũa, mặc quần áo, cởi nút áo,…tránh để tay bị cong, khoèo,…
– Massage, xoa bóp: Nên thường xuyên xoa bóp ở chỗ gãy xương liền khớp, cử thoa, nắn nhẹ bằng tay. Tuyệt đối không sử dụng các loại cao, dầu nóng hay rượu thuốc vì làm như vậy dễ xơ cứng và vôi hóa cạnh khớp.
Những trường hợp có dấu hiệu biến chứng, cần đến các cơ sở y tế để có phương pháp trị liệu thích hợp. Các bài tập chỉ nên thực hiện khi các khớp xương thực sự ổn định và có sự hỗ trợ của người thân, các kỹ thuật viên vật lý trị liệu.
2.3 Phòng tránh gãy xương – những điều đơn giản bạn có thể làm:
Cùng với sự lão hóa của cơ thể, xương của bạn cũng dần yếu và mềm hơn, dễ gây nên các bệnh như loãng xương hay gãy xương. Việc bạn có thể làm là thay đổi thói quen và “ bồi dưỡng” giúp xương thêm chắc khỏe. Bạn có thể làm những điều đơn giản nhưng hiệu quả như:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung thực phẩm có nhiều canxi như nước hầm xương, các loại tôm, cua,…Aưn nhiều rau xanh và hoa quả.
- Tập luyện thể dục thể thao: Các bài tập nhẹ rèn luyện xương chắc khỏe và dẻo dai bạn có thể thử như đạp xe, thể dục nhịp điệu, đá cầu,…
- Hạn chế chất kích thích: Thuốc lá và rượu bia là tác nhân gây giảm khoáng xương, làm xương dễ gãy
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Việc thăm khám của bác sĩ sẽ giúp bạn sớm phát hiện ra các dấu hiệu bất ổn của xương và có thể đưa ra những giải pháp bổ sung phù hợp.
3. Phòng khám xương khớp YOYA và những điều bạn chưa biết :
Có địa chỉ tại S52, chung cư Sky Garden Phú Mỹ Hưng, phường Tân Phong, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh, Phòng khám xương khớp YOYA chúng tôi đã khám và điều trị cho rất nhiều bệnh nhân gặp các vấn đề về xương khớp, trong đó có phục hồi chức năng sau gãy xương. Với:
- Đội ngũ bác sĩ: Chúng tôi có các y bác sĩ về xương khớp tâm huyết và giàu kinh nghiệm đến từ Đài Loan.
- Cơ sở vật chất: Phòng khám xương khớp YOYA có các phân khu như khu khám bệnh, khu vật lý trị liệu,…được thiết kế rộng rãi, trang bị máy móc hiện đại.
- Phương pháp điều trị: Đến với YOYA, bệnh nhân sẽ được trải nghiệm các phương pháp điều trị như điều trị bằng tác nhân cơ học, điều trị bằng động tác, điều trị bằng tác nhân vật lý,…mang lại kết quả trị liệu tốt nhất cho bệnh nhân.
Chúng tôi tự hào khi đã giúp cho hàng nghìn bệnh nhân xương khớp thoát khỏi những cơn đau dai dẳng, an tâm vui sống. Nếu bạn quan tâm, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi:
PHÒNG KHÁM VẬT LÝ TRỊ LIỆU YOYA
Địa chỉ: S52, chung cư Sky Garden Phú Mỹ Hưng, phường Tân Phong, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 – 627 07957/ 028 – 54103992
Gãy xương là chấn thương mang lại rất nhiều trở ngại cho cuộc sống của bạn. Vì thế hãy quan tâm hơn đến vấn đề xương khớp của mình bạn nhé. Nếu bạn có thắc mắc liên quan đến vấn đề về trị liệu sau gãy xương, hãy gọi ngay cho Hotline của chúng tôi: 028 – 627 07957/ 028 – 54103992. Hy vọng bạn thích bài viết Phục hồi chức năng sau gãy xương khoa học và hiệu quả nhất hôm nay của YOYA.