NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VẬT LÝ TRỊ LIỆU CHO NGƯỜI BỊ TAI BIẾN

Tai biến hay đột quỵ được biết đến như là “kẻ giết người thầm lặng” trong xã hội hiện nay. Bệnh tai biến cũng là một trong ba nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, trở thành nỗi ám ảnh cho con người đặc biệt đối với những bệnh nhân cao huyết áp. Bởi vậy việc tìm hiểu về vật lý trị liệu cho người bị tai biến là rất quan trọng.

physiotherapist man giving resistance band exercise treatment about arm shoulder

1. Tai biến mạch máu và những điều cần biết

1.1 Tai biến mạch máu não là gì?

Tai biến mạch máu não hay còn gọi khác là đột quỵ, xảy ra khi tình trạng não bị tổn thương do mạch máu não bị vỡ. Không phải do chấn thương bên ngoài sọ não mà do quá trình cung cấp máu lên não bị dừng đột ngột do dòng chảy của máu không lưu thông bình thường. 

Những người có nguy cơ dễ bị đột quỵ: có tiền sử bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, tăng cholesterol trong máu, béo phì, tiểu đường, người uống bia rượu và hút thuốc lá nhiều, căng thẳng dây thần kinh,..

Theo một số thống kê, Việt Nam có tới hơn 200 nghìn người bị đột quỵ, tai biến mỗi năm. Trong đó, hơn một nửa là tử vong và số người sống sót còn lại đến 90% sẽ phải chịu những di chứng nặng nề suốt cả quãng đời còn lại như không nói được, méo miệng, liệt nửa người, tứ chi,…

Có thể thấy, tai biến là một căn bệnh rất nguy hiểm và nó để lại những hậu quả nặng nề cho chính bản thân người bệnh và gia đình bệnh nhân.

1.2 Triệu chứng của bệnh tai biến

Vậy bệnh tai biến thường có những triệu chứng gì? Trước khi cơn đột quỵ xảy ra, thường có một số những dấu hiệu dưới đây:

  • Xuất hiện cơn đau đầu dữ dội và đột ngột

Theo nghiên cứu chỉ có 50% số người bệnh xuất hiện biểu hiện này. Tùy theo từng cơ địa mỗi người mà có những biểu hiện khác nhau, người thì bị đau đầu trước vài giờ xảy ra tai biến, người lại bị đau đầu vài ngày.

  • Tay chân tê cứng, buồn bực trong người
  • Cảm thấy một bộ phận trên cơ thể bị tê liệt ( một bên tay hoặc một bên chân)
  • Chóng mặt ù tai xảy ra bất thường
  • Nói ngọng, ngôn ngữ diễn đạt khó hiểu

Đây là kiểu rối loạn ngôn ngữ thường xảy ra trước khi bị tai biến một vài ngày, chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian nhanh chóng. Đến khi trải qua tai biến thì người bệnh không thể nói được.

  • Nhớ quên thất thường

Thi thoảng sẽ quên không nhớ nổi tên một ai và sau một lúc mới có thể dần nhớ lại thì đây cũng là triệu chứng của bệnh tai biến.

  • Mất kiểm soát về ý thức

Đôi khi không biết mình đang làm gì, mất nhận thức về thời gian và không gian trong vài phút hoặc vài tiếng đồng hồ.

  • Rối loạn thị lực tạm thời

Mắt nhìn không rõ, trước mắt tối sầm, cảm giác như có đom đóm lập lòe trước mặt, đầu óc choáng váng.

 1.3  Nguyên nhân gây ra bệnh tai biến mạch máu não

Có ba nguyên nhân phổ biến của bệnh tai biến mạch máu não là:

  • Tăng huyết áp là thoái hóa, tắc mạch hoặc nứt vỡ mạch máu não
  • Bệnh lý nền xơ vữa và làm tắc động mạch
  • Rung nhĩ tạo cục máu đông làm mạch máu não tắc

2. Phương pháp vật lý trị liệu cho người bị tai biến

2.1 Vật lý trị liệu là gì?

Vật lý trị liệu là một chuyên ngành chăm sóc sức khỏe, được thực hiện cho người bị chấn thương hoặc bệnh lý gây khó khăn cho các hoạt động hằng ngày. Mục tiêu điều trị của vật lý trị liệu là giúp giảm đau, cải thiện khả năng chuyển động cho người tàn tật, giúp họ có thể quay về với cuộc sống thường ngày.

2.2 Tầm quan trọng của phục hồi chức năng – Tập vật lý trị liệu sau tai biến

Sau khi người bệnh đột quỵ thì từ 6 giờ đầu đến 24 giờ là thời gian vàng của việc cấp cứu. Khi bệnh nhân được cấp cứu ổn định sau 24 giờ đã có thể tập vật lý trị liệu tại giường phòng chống bệnh nhân nằm lâu dễ bị loét hoặc khi trở nhà từ bệnh viện người nhà nên cho bệnh nhân tập vật lý trị liệu càng sớm càng tốt.

Vì thời gian sau khi về nhà nếu bệnh nhân được can thiệp điều trị đúng cách thì khả năng phục hồi và đi lại bình thường được là rất cao. Thời gian phục hồi chức năng sau bệnh tai biến (đột quỵ não) phụ thuộc vào bệnh nhân điều trị bằng vật lý trị liệu sớm hay muộn.

2.2.1 Chăm sóc bệnh nhân tai biến về dinh dưỡng

Sau khi được bác sĩ thăm khám đánh giá và điều trị, bệnh nhân bị liệt cần tập vật lý trị liệu kết hợp châm cứu, uống thuốc để phát triển khả năng phục hồi nhất. Đối với bệnh nhân vừa tiến hành phẫu thuật vẫn còn trong tình trạng hôn mê thì dùng ống bơm trực tiếp thức ăn vào dạ dày cho bệnh nhân. Đối với những người bệnh bị rối loạn chức năng nhai thì cho người bệnh ăn theo chế độ loãng dần dần sang chế độ sệt và đặc.

2.2.2 Thực hiện bài tập vật lý trị liệu phù hợp

Người nhà cũng cần lưu ý sau khi bệnh nhân xuất viện về nhà cần điều trị tập vật lý trị liệu càng sớm càng tốt để tránh bệnh nhân bị co rút cứng khớp hoặc xệ khớp vai, viêm ổ khớp khiến tình trạng bệnh nhân ngày càng trở nặng và khả năng quay trở về cuộc sống càng khó khăn hơn.

2.2.3 Vệ sinh cá nhân cho bệnh nhân tai biến

Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho người bệnh, giữ thông thoáng da để hạn chế bệnh nhân bị lở loét cũng như mắc các bệnh về da khác. Có thể sử dụng bỉm của người lớn để đảm bảo vệ sinh cho người bệnh.

2.2.4 Chăm sóc về tinh thần

Ngoài tầm quan trọng của các bài tập vật lý trị liệu sau tai biến thì tinh thần thoải mái vui vẻ lạc quan của người bệnh cũng cần đáng quan tâm. Vì vậy, bệnh nhân cần hạn chế tối đa những muộn phiền, bức xúc gây sang chấn tâm lý. Người nhà cũng nên lưu ý tránh gây áp lực lên bệnh nhân đột quỵ. Bệnh nhân đột quỵ cũng cần tạo tâm lý thoải mái cho mình, không tự ti mặc cảm sẽ mang lại kết quả tốt hơn khi kết hợp với phương pháp vật lý trị liệu, giúp người bệnh sớm hòa nhập được với cộng đồng.

3. Khoa xương khớp phòng khám YOYA

3.1 Về YOYA

Phòng khám vật lý trị liệu YOYA được ra đời vào năm 2009, trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển hiện nay phòng khám YOYA đã có mặt tại Sky Garden Phú Mỹ Hưng – phường Tân Phong – quận 7 – TP. Hồ Chí Minh. Phòng khám được ba vị y bác sĩ hàng đầu Đài Loan trực tiếp đứng ra và thăm khám điều trị.

Không gian phòng khám thoáng mát, phòng ốc thiết kế hiện đại và đều được trang bị các thiết bị kỹ thuật tiên tiến. Khi thăm khám tại YOYA, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán và tư vấn chăm sóc ngay tại phòng khám. Đội ngũ y bác sĩ YOYA luôn đưa phương châm: “ Chuyên nghiệp, phục vụ tận tình, chu đáo, nỗ lực hết mình vì sức khỏe của người bệnh” lên hàng đầu.

 3.2 Phương pháp điều trị tại phòng khám YOYA

Phương pháp vật lý trị liệu là một phương pháp truyền thống an toàn mang lại hiệu quả cao. Điều trị bằng phương thức này không để lại tổn hại cho cơ thể người bệnh, không xâm nhập đến sức khỏe bệnh nhân và không cần dùng thuốc.

Phòng khám thực hiện vật lý trị liệu qua 3 dạng: Điều trị bằng động tác (tập thể dục), điều trị bằng thiết bị (Mod Dality) và điều trị bằng phương pháp thủ công (cử động tay). Thao tác trị liệu dựa vào nhiều yếu tố vật lý, tạo nên sự chuyển động năng lượng trong cơ thể nhằm thúc đẩy sự hồi phục sức khỏe của bệnh nhân.

3.3 Liên hệ với chúng tôi

Trải qua quá trình gây dựng phát triển, phòng khám YOYA đã nhận được sự tin tưởng của bệnh nhân và gia đình. Chúng tôi sẽ cố gắng nỗ lực phát triển để có thể đem lại những dịch vụ tốt nhất cho bệnh nhân khi thăm khám tại YOYA.

Hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:

S52 Sky Garden, Phú Mỹ Hưng, phường Tân Phong, quận 7, TP. Hồ Chí Minh

Số điện thoại liên hệ: 028-62707957

    028-54103992

Địa chỉ email: x25429yoya@gmail.com

Hi vọng với bài viết này bạn đã bỏ túi cho mình những kiến thức hữu ích về vật lý trị liệu cho người bị tai biến. Khi bạn gặp vấn đề hãy liên hệ ngay với Trung tâm vật lý trị liệu YOYA, chúng tôi cam kết sẽ đưa tới các bạn những dịch vụ tốt nhất cũng như chăm sóc điều trị ưu việt nhất.