Theo điều tra của WHO – tổ chức y tế thế giới cho thấy: tỷ lệ người trưởng thành từng mắc chứng đau đầu lên đến gần 50%, chưa kể đến nhóm tuổi già và trẻ, đây là con số rất cao trong nghiên cứu dịch tễ học lâm sàng.
Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng nhận thức được rõ ràng về chứng đau đầu. Đa phần khi hỏi về bệnh này, nhiều người cho rằng đó chỉ là phản ứng tự nhiên của cơ thể, mua thuốc giảm đau uống liên tục mà không hề có sự hướng dẫn hay kê đơn của bác sĩ. Còn bạn? Bạn biết những gì về căn bệnh này? Bạn có đã và đang mắc chứng đau đầu thường xuyên? Thắc mắc nào mà bạn còn đang tìm kiếm câu trả lời? YOYA sẽ đi cùng bạn đi tìm kiếm câu trả lời.
1.Đau đầu là bệnh gì?
1.1. Tổng quan về bệnh:
Đau đầu, hay headache, xảy ra theo cơ chế kích thích cơ học, hóa học,.. các cấu trúc cảm giác trong ngoài sọ, khiến người bệnh có cảm giác đau nhức, tê liệt ở vùng đầu. Đây là triệu chứng thứ phát do nhiều chứng bệnh khác nhau tạo thành. Người bị đau đầu thường mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, đi kèm với sốt, hắt hơi liên tục, hoặc có thể ngất tạm thời nếu cơn đau chấn động mạnh.
Một số cấu trúc nhạy cảm dễ đau tại sọ mặt:
- Cơ, động mạch ngoài sọ, màng xương sọ
- Các tổ chức dưới da
- Dây thần kinh, rễ thần kinh cổ đầu tiên
- Động mạch màng não, động mạch thái dương
- Xoang tĩnh mạch,..
1.2. Nguyên nhân gây nên tình trạng đau đầu
Đau đầu có 2 nhóm nguyên nhân chính: do bệnh lý (do các bệnh thần kinh, bệnh toàn thân, bệnh nội khoa, các bệnh chuyên khoa khác) và không do bệnh lý (do các yếu tố phụ tác động)
1.2.1. Đau đầu do bệnh lý:
Đau đầu do bệnh toàn thân
- Nhiễm độc, nhiễm khuẩn
- Say nắng.
Đau đầu do bệnh thần kinh
- Biến chứng của chấn thương sọ não, đây thần kinh
- Các bệnh liên quan đến màng não, mạch máu,…
- Bệnh Migraine (Hội chứng đau nửa đầu)
- Hội chứng tăng áp lực nội sọ
- Tăng nhãn áp (bệnh lý không gây nguy hiểm)
- Tai biến, khối u (bệnh lý nguy hiểm)
Bệnh nội khoa
- Tim mạch
- Bệnh Tiêu hóa (liên quan đến dạ dày, ruột,…)
- Bệnh thận món tính
- Rối loạn nội tiết và thiếu máu (bệnh lý không nguy hiểm)
Bệnh chuyên khoa
- Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
- Di căn ung thư
- Căn nguyên tại phần mềm ngoài sọ
- Biến dạng cột sống
- Đau dây thần kinh chẩm lớn
- Viêm xương sọ, bệnh Paget
- Bệnh Horton (Viêm động mạch thái dương)
- Tăng nhãn áp
- Viêm xoang
1.2.2. Đau đầu không do bệnh lý
Chủ yếu do chế độ sinh hoạt, làm việc thiếu điều độ, tâm sinh lý không lành mạnh:
- Tác dụng phụ của cà phê, thuốc lá, rượu, chất kích thích thần kinh
- Thiếu oxy lên não, mất nước
- Ở phụ nữ: Thay đổi hormone ở phụ sản sau sinh, tiền mãn kinh hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Stress, căng thẳng quá độ, lo lắng trong thời gian dài.
- Rối loạn thói quen sinh hoạt ( thức khuya,…)
1.3. Cơ chế gây đau đầu
Xét đến cơ chế gây bệnh, ta sẽ nhắc đến phản ứng của hệ thần kinh trong hoặc ngoài khi bị kích thích từ một hoặc nhiều nguồn như: viêm nhiễm, thiếu máu, khối u xâm lấn, xoắn vặn mạch máu, vv…
Các kích thích tổn thương trên đến từ một trong hai con đường:
1.3.1. Tổn thương thực thể làm sinh chất trung gian hóa học tăng:
- Các chất này thường là Kinin, Serotonin, Prostaglandin
- Lượng chất này tăng tác động lên các thụ thể đau, gây triệu chứng đau nhức khó chịu.
1.3.2. Tổn thương thụ thể gây kích thích cơ học lên thụ cảm thể:
- Ví dụ như xoắn vặn, căng giãn, phù nề mạch máu
- Các tổ chức măng thụ cảm thể khác.
Từ đây, ta xác định được tới hơn 70 nhóm nguyên nhân gây chứng đau đầu, dù hầu hết là lành tính, nhưng như trên đã nói, bệnh kéo dài chắc chắn sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.
2. Các loại đau đầu thường gặp:
Đau đầu có đến 150 loại, nhưng trong đó có 5 loại thường gặp nhất, đó là:
2.1. Đau nửa đầu (Migraine)
Đúng như tên gọi, cảm giác đau chỉ xuất hiện ở một bên đầu, bắt nguồn từ thần kinh mạch máu. Đau nửa đầu là lời cảnh báo cho dấu hiệu của những căn bệnh nghiêm trọng hơn, đặc biệt là đột quỵ, dù không ít người nhầm lẫn bệnh này với chứng đau đầu do căng thẳng. Migraine thường khiến đầu người bị có cảm giác đau rát như bị bỏng da, đi kèm với các biểu hiện ù tai, buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng hay tiếng động ồn.
2.2. Đau đầu dạng căng thẳng
Đối với loại này, nữ giới có nguy cơ mắc nhiều hơn nam giới (thường ở độ tuổi trung niên). Người bị thường có vấn đề về cảm xúc như lo âu, stress kéo dài. Bệnh nhân sẽ có cảm giác đau dữ dội tại vùng da đầu và vai gáy, tập trung ở thái dương và trán, vị trí đau có thể thay đổi trong cùng một cơn đau, cơn đau đi kèm với đau âm ỉ kéo dài, cường độ đau tăng dần.
2.3. Đau đầu do xoang
Hầu hết những người bị viêm xoang đều gặp phải triệu chứng này, ngoài ra còn có thêm các dấu hiệu khác như sốt, sổ mũi, hắt hơi liên tục. Cách duy nhất để chữa dứt dứt điểm cơn đau là trị bệnh viêm xoang.
2.4. Đau đầu chuỗi (cụm)
Xuất phát từ thần kinh mạch máu, cơn đau tập trung theo cụm, đau nhiều từ mắt rồi lan sang trán,.. đi kèm chóng mặt, ngạt mũi, chảy nước mắt,… Thường các cơn đau xuất hiện sau khi ngủ khoảng từ 1-3 tiếng. Khi thức dậy có cảm giác đầu nặng, đau nhói, xây xẩm mặt mày, xảy ra ở nam trung niên có hút thuốc, tuy nhiên hiện nay số lượng nữ giới mắc cũng ngày càng cao hơn trước.
2.5 Đau đầu mãn tính
Thường có trong bệnh lý kết hợp như trầm cảm, rối loạn lưỡng cực,.. kéo dài liên tục từ 15 ngày đến 1 tháng trở lên,… nếu kéo càng dài thì khả năng mắc các bệnh nguy hiểm như tai biến, u não càng cao,.. Loại đau đầu này khi chụp CT não sẽ không thấy bất thường, nhưng rất cần điều trị kịp thời nếu không sẽ dẫn đến các triệu chứng nặng hơn như đau dạ dày hay tính cách thay đổi,…
3. Tác hại của đau đầu
Bất kể là loại đau đầu nào, nếu kéo dài trong một khoảng thời gian đều gây nên các thay đổi về cấu trúc và làm tổn hại đến não bộ và nguy cơ mắc bệnh hiểm nghèo. Nguy hiểm theo đó tăng cao do các gốc tự do liên tục sinh ra trong quá trình chuyển hóa vật chất. Nếu bình thường gốc tự do tồn tại ở mức độ vừa thì không gây quá nhiều tổn hại, nhưng đối với người bị đau đầu thường xuyên, các gốc này sẽ chuyển hóa rối loạn, hình thành lượng lớn gốc tự do làm tổn thương tế bào hệ thần kinh.
Đồng thời đau đầu trong thời gian dài xuất hiện các bệnh về tâm lí, trí nhớ suy giảm, trí tuệ sa sút, đột quỵ não dẫn đến tàn tật hoặc thậm chí tử vong.
Đau đầu nặng hay nhẹ đều khiến người bệnh cực kỳ khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sinh hoạt, công tác, nhất là đối với học sinh, sinh viên và người đi làm, gây xao nhãng do đi kèm với các biểu hiện khác như mỏi mắt, chóng mặt, đuối sức, hạn chế đáng kể hiệu suất công việc.
4. Phòng ngừa bệnh đau đầu
- Tập luyện các bài thể dục thể thao nhẹ giúp giảm cơn đau sơ cấp, ví dụ như đi bộ, yoga hay aerobic. Tuy nhiên nếu bị đau nặng, kéo dài thì không nên tập các bài tập quá sức, nặng như gym, tạ, vv…
- Uống nhiều nước hỗ trợ tăng tuần hoàn máu não. Tránh tình trạng mất nước, giảm thiểu nguy cơ đau nửa đầu hiệu quả
- Đối với những người thường xuyên phải sử dụng máy tính, may vá, sách thì sau 30-45p làm việc nên dừng lại để thả lỏng và dãn gân cốt cho cột sống và thần kinh được lưu thông.
- Hạn chế tối đa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, nước giải khát có ga,…
- Tránh suy nghĩ, lo lắng nhiều bằng cách lên kế hoạch, chuẩn bị cho công việc một cách hợp lý và hiệu quả.
- Bổ sung các loại thực phẩm, trái cây nhiều dưỡng chất cho máu
- Không nên nghiến răng, khi hàm trên chạm hàm dưới trừ khi nhai vì sự va chạm này có thể gây đau đầu.
- Lên thời gian biểu nghỉ ngơi và phù hợp với sức khỏe, không nên làm việc quá sức.
5. Cách giảm đau đầu tại nhà
- Nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần. giải tỏa căng thẳng bằng việc xả stress, giải trí,…
- Có thể trồng thêm các loại cây xanh giúp tinh thần thoải mái
- Massage vùng bị đau như thái dương, cổ và gáy
- Xông các loại tinh dầu giúp thả lỏng cơ thể, giải độc tố
- Ăn uống lành mạnh, bổ sung chất xơ, vitamin trong rau củ quả.
6. Cách chữa trị bệnh đau đầu
Hầu hết những người bị đau đầu thường dùng đến cách uống thuốc, các loại thuốc giảm đau như aspirin, acetaminophen theo liều lượng kê của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu lạm dụng các loại thuốc trên sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng. Một số thuốc giảm đau rất phổ biến trên thị trường có tác dụng tốt, nhưng nếu sử dụng không đúng liều lượng và tình trạng bệnh sẽ để lại những hệ lụy không ngờ tới. YOYA sẽ phân tích một số tác hại nếu người bệnh lạm dụng quá nhiều vào loại thuốc này:
6.1. Viêm loét, xuất huyết đường tiêu hóa
Các loại thuốc giảm đau có hàm lượng cao aspirin, nonsteroidal anti – inflammatory drugs, có khả năng gây tổn hại màng nhầy dạ dày và hệ tiêu hóa. Sự lở loét này gây ói mửa, sụt cân, thậm chí cần đến sự can thiệp của phẫu thuật.
6.2. Huyết áp cao
Đặc biệt với phụ nữ, nếu sử dụng quá nhiều thuốc như panadol, nguy cơ mắc tình trạng cao huyết áp tăng gấp hai lần (Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ)
6.3. Lệ thuộc thuốc
Nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân nếu dùng thuốc đau đầu quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng này, nếu không dùng thuốc thì sẽ đau đầu và cường độ đau diễn ra thường xuyên hơn, một số trường hợp có thể bị lờn thuốc hoặc nghiện.
6.4. Gây tổn thương gan, thận
Đối với những loại biệt dược có chức năng giảm đau cao như Panadol, sử dụng trong thời gian dài có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến gan, thận, triệu chứng bao gồm chán ăn, buồn nôn, không được điều trị đúng cách sẽ gây suy gan, hư thận, thậm chí tử vong.
Như vậy, rõ ràng rằng các liều thuốc giảm đau cũng chỉ có thể hạn chế cơn đau tạm thời và hiển nhiên không thể sử dụng lâu dài, nên, câu hỏi đặt ra đó là: Đâu mới là phương pháp chữa đau đầu hữu hiệu nhất?
Câu trả lời của YOYA đó là: phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống.
7. Phòng khám vật lý trị liệu YOYA – giải pháp cho chứng đau đầu của bạn
7.1 Trị liệu thần kinh cột sống là gì?
Trị liệu thần kinh cột sống (hay Chiropractic) là lối điều trị thuộc Vật lý trị liệu, không dùng thuốc, không phẫu thuật, các chuyên gia trị liệu sẽ dùng hai tay của mình hoặc các thiết bị hỗ trợ để nắn chỉnh những vị trí sai lệch của hệ thần kinh và hệ xương khớp, giúp giảm thiểu những đau đớn lên hệ thần kinh của bệnh nhân.
Nhờ việc đưa cấu trúc cột sống trở về vị trí tự nhiên ban đầu, giảm nhẹ áp lực lên cột sống và các hệ thần kinh, cơn đau đầu sẽ giảm đáng kể, giúp người bệnh thoát khỏi những bất tiện, khó chịu khi đau.
7.2. Tại sao nên áp dụng phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống?
Như đã nêu ở trên, đây là phương pháp vật lý trị liệu. Là một phương pháp truyền thống, ít thiệt hại về sau này cho bệnh nhân nhất. Do cách điều trị an toàn, không gây xâm nhập, và hơn hết, bệnh nhân không cần uống thuốc.
Thêm vào đó, cách điều trị này không hề để lại bất cứ tác dụng phụ nào, mà còn để lại tác động tích cực đến các cơ quan khác ngoài hệ thần kinh như xương khớp, mũi, hô hấp,vv…
7.3. Trị liệu ở đâu cho phù hợp?
Hiện nay có rất nhiều các phòng khám trị liệu, tuy nhiên, không phải bất cứ phòng khám nào cũng là cơ sở uy tín, không ít trường hợp bệnh nhân bị lừa đảo, không những “tiền mất tật mang” mà còn để lại hậu quả đáng buồn về sau.
Đồng thời, không ít phòng khám với giá cả đắt đỏ mà bệnh nhân không đủ khả năng chi trả, vậy chẳng phải sẽ thành ra “bất lực” hay sao? Thật may vì bạn đã đọc bài viết này để biết tới chúng tôi – Phòng khám vật lý trị liệu YOYA – nơi đau đầu không còn là mối lo đê dọa sức khỏe của bạn.
Tìm hiểu thêm về thói quen xấu ảnh hưởng sức khỏe tại: 5 tư thế khiến cơ thể bạn dễ bị đau nhức
7.4. Trị liệu tối ưu tại phòng khám vật lý trị liệu YOYA
Ra đời vào năm 2009, cùng với sự học hỏi, tiến bộ không ngừng về kĩ thuật nhằm tạo ra môi trường điều trị tốt nhất cho bệnh nhân, với phương châm: “Chuyên nghiệp, phục vụ tận tình, chu đáo, và nỗ lực hết mình vì sức khỏe của người bệnh”.
Phòng khám vật lý trị liệu YOYA có trụ sở chính tại tòa Sky Garden Phú Mỹ Hưng – phường Tân Phong – quận 7 – Thành phố Hồ Chí Minh. Phòng khám với 3 vị y bác sĩ hàng đầu đến từ Đài Loan trực tiếp thăm khám và điều trị.
Nhà trị liệu Yang Wenjie
-Tiến sĩ Kỹ thuật Y tế,
-Đại học Quốc gia Cheng Kung Trường Kỹ thuật Y tế,
-Đại học Quốc gia Cheng Kung, Thạc sĩ Kỹ thuật Y tế,
-Cử nhân của Y học phục hồi chức năng, Đại học Y Trung Sơn
Nhà trị liệu Chen Xiangyu
-Cử nhân khoa học:
-Bằng cấp: Khoa Vật lý trị liệu, -Đại học Khoa học và Công nghệ Hongguang
-Giám đốc Công ty Phát triển Y tế Elegant
Nhờ nhiều năm kinh nghiệm cùng đội ngũ nhân viên tận tình, các triệu chứng đau đầu của bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra lời khuyên hữu ích, giúp bấm huyệt, xoa bóp nắn chỉnh, hướng dẫn thêm về điều chỉnh tư thế đứng, ngồi sinh hoạt ít gây áp lực lên dây thần kinh nhất, về chế độ dinh dưỡng, bổ sung các phức hợp vitamin và một số loại dinh dưỡng khác, đem lại khả năng kháng bệnh tự nhiên mà không cần sự hỗ trợ của bất kỳ loại kháng sinh nào.
Với các thiết bị hiện đại, cơ sở thoáng mát, sạch sẽ, cùng các chuyên gia lành nghề trong điều trị, YOYA tin rằng sẽ mang đến hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe của bệnh nhân, vì với chúng tôi, sức khỏe của người bệnh là điều quan trọng hàng đầu, Yoya tin chính mình, và hy vọng những người đang cần được điều trị sẽ tin tưởng Yoya vì một tương lai khỏe mạnh.
PHÒNG KHÁM VẬT LÝ TRỊ LIỆU YOYA
Địa chỉ: S52, chung cư Sky Garden Phú Mỹ Hưng, phường Tân Phong, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028-627 07957/ 028-54103992
Đau đầu là triệu chứng phổ biến ở bất cứ lứa tuổi nào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cơn đau đầu đến và mang theo những hiểm họa khôn lường đối với sức khỏe. Hy vọng những chia sẻ về đau đầu mà YOYA mang đến cho các bạn hôm nay sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích về chứng đau đầu. Mong rằng bạn sẽ luôn quan tâm và chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt, để có một cuộc sống khỏe mạnh và tràn ngập niềm vui. Nếu quan tâm, hãy truy cập yoyavn.com để đọc thêm nhiều bài viết hay của chúng tôi nữa nhé.