Một nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ người mắc chứng đau dây thần kinh tọa ở Việt Nam ngày càng nhiều. Đây là một căn bệnh nguy hiểm, cần được thăm khám và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm về sau. Vậy, đau dây thần kinh tọa là gì? Bạn đã thực sự hiểu về căn bệnh này. Hãy cùng YOYA khám phá để hiểu hơn về sức khỏe, và cơ thể của chúng ta qua những chia sẻ sau!
1. Bệnh đau dây thần kinh tọa là căn bệnh gì?
Đau dây thần kinh tọa (là Sciatica pain) là cơn đau toả ra dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, nhánh từ lưng dưới qua hông, mông và xuống dưới từng chân. Thông thường, đau thần kinh toạ chỉ đau ở một bên của cơ thể, phần còn lại vẫn hoạt động bình thường nhưng có bị ảnh hưởng.
Người bệnh cần kịp thời chữa trị để không để lại di chứng sau này và không khiến bệnh nặng và khó điều trị hơn.
2. Bệnh đau thần kinh tọa có nguy hiểm không?
Bệnh này gây ra khá nhiều rắc rối và làm ảnh hưởng chất chất lượng cuộc sống của người bệnh. Không may mắc phải chứng đau thần kinh tọa bệnh nhân thường gặp khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày như: bước lên cầu thang, mất ngủ, chỉ có thể nằm trên giường do quá đau đớn, mất khả năng lao động, đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không được chữa trị kịp thời.
Đau thần kinh tọa còn là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh cứng cột sống gây cảm giác đau buốt, khó cử động, lâu ngày sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm khác. Nếu nặng hơn sẽ làm cho cơ yếu, teo, vận động kém có thể dẫn đến bại liệt nếu không điều trị kịp thời và đúng cách.
Ngoài ra, bệnh đau dây thần kinh tọa là nguy cơ gây teo cơ vận động. Đây là lý do gây cản trở trong lao động, về lâu không được chữa trị kịp thời sẽ càng nặng hơn là bị teo rút và mất dần các chức năng để lao động.
3. Các dấu hiệu nhận biết đau dây thần kinh tọa
Các dấu hiệu khi bị đau dây thần kinh tọa, người bệnh sẽ nhận thấy các triệu chứng sau:
– Đau dọc đường đi của dây thần kinh tọa, từ cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân cho đến mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân.
– Tùy vào vị trí tổn thương mà cơn đau có thể từ khoeo chân đến các mu bàn chân đến ngón chân cái rồi tới lòng bàn chân đến ngón út.
– Một số trường hợp, người bệnh chỉ đau dọc chân mà không đau cột sống thắt lưng.
– Cơn đau có thể sẽ khác nhau: đau nhẹ vừa nặng hoặc dữ dội có thể người bệnh còn cảm thấy như một bị giật điện.
– Một số người bệnh có triệu chứng bị tê, ngứa ran hoặc yếu cơ ở chân, bàn chân bị ảnh hưởng.
– Đau dây thần kinh tọa khi vận động:
- Người bệnh gặp rất nhiều khó khăn và đau khi nghiêng hay cúi đầu xuống nhặt đồ hoặc trong các hoạt động thường ngày.
- Cơn đau tăng lên khi cơ thể bị rung lắc, hoặc bị va đập vào các vật.
- Cơn đau đến ngay cả khi cười, hắt xì hơi và ho
- Khi bệnh phát triển đến giai đoạn nặng thì việc cử động chân sẽ không rất khó khăn. Người bệnh sẽ gặp tình trạng teo cơ bên bị đau.
- Cảm giác tê bì chân tay rối loạn cơ vòng, đại tiểu tiện không thể kiểm soát được, cần có người giúp đỡ.
Khi có một trong các biểu hiện trên người bệnh cần đến ngay các phòng khám và bệnh viện để được thăm khám kịp thời và chữa trị, căn bệnh này không thể tự khỏi được mà cần có các phương pháp trị liệu, mặc kệ bệnh chỉ làm nó càng nặng thêm và gây đau đớn cho người bệnh.
4. Nguyên nhân gây chứng đau dây thần kinh tọa bạn nên biết?
Các chuyên gia nghiên cứu về xương khớp đã chỉ ra rằng đau dây thần kinh tọa có thể xảy ra phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác nhau. Dựa vào việc xác định những nguyên nhân hình thành bệnh, bác sĩ từ đó sẽ đưa ra các phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhất.
4.1. Do bị thoát vị đĩa đệm
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến ở người bị bệnh này. Đau thần kinh tọa thường xảy ra khi thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng (dưới). Các đốt sống (xương tạo nên cột sống) được tách ra và được đệm bởi các đĩa tròn và các mô liên kết. Khi một đĩa bị mòn do chấn thương hoặc chỉ là sau nhiều năm sử dụng thì trung tâm của nó có thể bắt đầu đẩy ra khỏi vòng ngoài. Thêm vào đó, xương cột sống trên cột sống hoặc hẹp cột sống chèn ép một phần của dây thần kinh. Điều này gây ra viêm, đau và thường bị tê ở chân.
4.2. Ở những người có các bệnh lý sẵn
Ở một số người bệnh có cái bệnh lý nền như: viêm khớp gối, viêm khớp cột sống, thoái hóa cột sống, vẹo cột sống, viêm cột sống dính khớp, lệch đốt sống lưng, một số chứng bệnh toàn thân như cảm, sốt, thương hàn…
Đau dây thần kinh tọa còn có thể xuất hiện ở những người mắc các bệnh lý như: tiểu đường, béo phì, táo bón,…
4.3. Lao động quá sức
Làm các công việc bốc vác, mang vác đồ vật quá nặng với số lượng lớn trong một thời gian dài không được nghỉ ngơi cũng dẫn đến việc bị mắc căn bệnh đau thần kinh tọa
4.4. Vấn đề do tuổi tác
Đến độ tuổi khoảng tầm 30 tuổi trở đi (tùy từng người phụ thuộc vào thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống của mỗi người) cơ thể con người sẽ dần dần bị thoái hóa đặc biệt là các dây thần kinh tọa và các vấn đề xương khớp sẽ rất dễ mắc phải.
4.5. Thói quen sinh hoạt
Thói quen sinh hoạt đóng vai trò khá quan trọng, nếu ngồi không đúng tư thế thường ngày không tập thể dục, lười vận động thì căn bệnh này có thể đến rất sớm ngay cả khi vẫn còn trẻ cũng có thể bị mắc phải. Ở độ tuổi trẻ hiện nay, cũng có khá nhiều người mắc căn bệnh này do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan. Điều này dẫn đến ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của họ vì họ cần lao động rất nhiều để lo cho bản thân và gia đình mình.
Tập thể dục không đúng tư thế cũng ảnh hưởng khá lớn đến các dây thần kinh tọa. Chính vì vậy, khi tập ở nhà không có huấn luyện viên thể hình không nên chọn các bài tập khó có thể dẫn đến “lợi bất cập hại”
4.6. Nguyên nhân đặc biệt
Cột sống thắt lưng bất thường do: dị tật bẩm sinh, do viêm nhiễm tại chỗ (nhiễm khuẩn, nhiễm độc chì, bị lạnh, tiểu đường…), do bị ung thư di căn cột sống (ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, u buồng trứng…).
U tủy và u màng tủy, u mỡ vùng tủy, áp xe ngoài màng cứng vùng thắt lưng, viêm màng nhện tủy khu trú.
Do bị ngã hoặc va đập mạnh dẫn đến ảnh hưởng dây thần kinh tọa gây đau nhức
5. Cách phòng tránh đau dây thần kinh tọa ngay hôm nay
Việc phòng tránh căn bệnh này còn hiệu quả hơn là việc chữa trị, bởi căn bệnh này không chỉ khiến người bệnh bị đau đớn, tốn tiền bạc và thuốc men mà còn rất nhiều những bất tiện trong cuộc sống và công việc của bạn. Dưới đây là một số cách phòng tránh căn bệnh này:
5.1 Trong sinh hoạt hàng ngày
– Cần loại bỏ các thói quen xấu ảnh hưởng đến đau dây thần kinh tọa
– Không nên mang vác vật nặng
– Nên ăn uống điều độ đủ chất cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho cơ thể
– Không làm việc quá sức trong thời gian dài, cần phải chú ý giữ gìn sức khỏe bản thân, ngủ đủ giấc
5.2 Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Việc kiểm tra sức khỏe này vô cùng quan trọng, mọi người đều có tâm lý không có bệnh thì không đi khám, nhưng điều này vô cùng nguy hại, chúng ta không nên để các dấu hiệu của bệnh quá rõ ràng rồi mới đi chữa, việc chữa trị sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, tốn kém cả về thời gian, sức khỏe và tiền bạc. Nên phòng hơn là chống, không nên chủ quan.
5.3. Luyện tập thể dục nhẹ nhàng
Nên luyện tập thể thao để nâng cao sức khỏe tất nhiên đó phải là các bài tập nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe, làm cho các vấn đề xương khớp hay đau thần kinh tọa được đẩy lùi và không để tái phát.
5.4. Chế độ ăn uống
– Người bị đau dây thần kinh tọa nên ăn các thực phẩm như: dứa, mùi tây, cần tây, bông cải xanh, các loại trà, nho, đậu nành, cà chua, các loại hạt (hạnh nhân, hạt điều, quả hạch), Các loại rau màu xanh đậm (rau bina, cải thìa, cải xoăn, cải chíp,…), dầu oliu nguyên chất, ăn các loại cá nhiều dầu (cá hồi, cá ngừ, cá thu), các thực phẩm giàu vitamin D, vitamin C, vitamin B, canxi… bổ sung các loại vitamin để tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch và cải thiện quá trình chuyển hóa canxi, đối với một số người khá bận rộn với công việc có thể sử dụng đến các thực phẩm chức năng.
– Và nên kiêng ăn các thực phẩm: chứa nhiều muối, không nên ăn đồ có chứa nhiều dầu mỡ, nhiều đạm, nhiều đường hóa học và hạn chế việc uống rượu bia và sử dụng chất kích thích (chất kích thích trong thuốc lá, cà phê có thể làm tăng nặng tình trạng bệnh)
LƯU Ý CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CỦA NGƯỜI ĐAU DÂY THẦN KINH TỌA
Các nghiên cứu cho thấy bạn nên chú ý một số điểm đặc biệt sau:
- Bổ sung canxi và các khoáng chất ở lượng vừa phải, tránh dung nạp quá nhiều
- Nên ăn đầy đủ các chất cho cơ thể
- Chọn các thực phẩm sạch an toàn
- Tránh các thực phẩm dầu mỡ
- Ăn các loại thực phẩm tốt cho xương khớp trong các bữa ăn hằng ngày
6. Giới thiệu một số phương pháp điều trị đau thần kinh tọa
Ở Việt nam, căn bệnh đau dây thần kinh tọa là căn bệnh phổ biến thuộc top 2 có rất nhiều người mắc phải và hiện nay có khá nhiều phương pháp điều trị căn bệnh này, có thể kể đến như các phương pháp sau:
6.1. Điều trị tại nhà
Đối với các trường hợp đau dây thần kinh tọa bệnh nhẹ, người bệnh có thể cân nhắc đến các cách làm tại nhà như:
– Chườm lạnh: Đây là cách giảm đau nhanh nhất. Chườm lạnh giúp xoa dịu tạm thời những cơn đau nhờ vào nhiệt độ thấp, ức chế quá trình sưng viêm của xương khớp, giảm sức ép cho dây thần kinh, ngăn cơn đau lan ra các vùng khác. Tuy nhiên nên dùng một chiếc khăn hoặc mảnh vải để đá vào rồi chàm lên da tránh tiếp xúc trực tiếp với da và không thực hiện quá 20 phút. Khuyến cáo không nên để trực tiếp đá lên da, có thể dẫn đến việc bỏng lạnh.
– Bấm huyệt: Người bệnh có thể ấn và di vào các huyệt vị để làm giảm cơn đau tức thời. Ngoài ra bấm huyệt còn có tác dụng lưu thông máu, giảm đau nhanh chóng cho bệnh nhân.
– Tập thể dục: Người đau dây thần kinh tọa có thể áp dụng một số bài tập đơn giản tại nhà để giảm đau. Mọi người tham khảo các bài tập trên youtube có rất nhiều để ngăn ngừa và giảm đau đau dây thần kinh tọa. Các bài tập đều rất đơn giản và dễ thực hiện tại nhà
– Các loại thảo dược dân gian: Người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc dân gian vừa an toàn lại tiết kiệm chi phí, dễ tìm được ở quanh mình như: cây cỏ xước (có rất nhiều ở Việt Nam rất có tác dụng trong việc điều trị các bệnh về tim mạch, các bệnh xương khớp, viêm thần kinh tọa), lá lốt (giúp cải thiện và giảm đau), rau má (có thể xay nước uống tại nhà vừa giảm đau dây thần kinh tọa vừa có tác dụng giải nhiệt đẹp da), tỏi (làm sữa tỏi đặc biệt là tỏi đen sẽ khiến cơn đau nhức của bạn giảm đáng kể),… Đây cũng là một biện pháp khá hiệu quả
6.3 Điều trị nội khoa
– Nghỉ ngơi hợp lý: Bệnh nhân nên nằm giường cứng, tránh động tác mạnh và đột ngột như mang vác nặng, đứng hoặc ngồi quá lâu.
– Sử dụng thuốc: Thuốc giảm đau như paracetamol, NSAID, trường hợp đau nhiều có thể phải dùng đến các chế phẩm thuốc phiện như morphin, một số thuốc khác như thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau thần kinh, các vitamin nhóm, tiêm corticosteroid ngoài màng cứng để giảm đau do rễ trong bệnh thần kinh tọa.
6.4. Phẫu thuật chữa đau dây thần kinh tọa
Y học hiện nay vô cùng tiến bộ, hơn nữa căn bệnh đau dây thần kinh tọa cũng không phải là căn bệnh nguy hiểm, biện pháp này được áp dụng khi các phương pháp sử dụng thuốc tây và các cach làm tại nhà không còn hiệu quả nữa. Bởi vì tình trạng bệnh lúc này đã ngày càng nghiêm trọng và nặng hơn hoặc người bệnh gặp trường hợp bị chèn ép nặng gây nên hội chứng đuôi ngựa, hẹp ống sống, liệt chi dưới, teo cơ…
Tùy theo tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp phẫu thuật khác nhau như nội soi, sóng cao tần, vi phẫu hoặc mổ hở, làm vững cột sống…
Hai phương pháp phẫu thuật được sử dụng phổ biến là: Phẫu thuật lấy nhân đệm và phẫu thuật cắt cung sau đốt sống.
Tìm hiểu thêm về đau lưng dưới tại: Đau lưng dưới – Dấu hiệu mắc các bệnh lý nguy hiểm
6.5. Vật lý trị liệu – Đánh tan đau dây thần kinh tọa
Phương pháp ít đau đớn mà hiệu quả tuyệt vời đó chính là phương pháp vật lý trị liệu, giảm chấn thương và không gây đau đớn, không cần phải dùng qua các loại thuốc và được trị liệu phổ biến thông qua như châm cứu, bấm huyệt, giác hơi, xoa bóp,…
Phương pháp vật lý trị liệu là một dạng điều trị đặc biệt, các bác sĩ sẽ thông qua kiểm tra và xem xét cơ thể của bệnh nhân mà có các phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng từng bệnh nhân. Biện pháp này không gây tác dụng phụ như thuốc, không gây tổn hại đến sức khỏe bệnh nhân, không xâm nhập vào cơ thể người bệnh.
Phương pháp này có 3 dạng điều trị là: Điều trị bằng động tác (tập thể dục), điều trị bằng phương pháp thủ công (cử động tay), điều trị bằng thiết bị (Mod Dality)
Mục đích của vật lý trị liệu là để phòng bệnh, điều trị và phục hồi vận động, chức năng cho cơ thể. Đơn giản, vật lý trị liệu bao gồm các tác nhân vật lý và các bài tập vận động. Tác nhân vận động bao gồm siêu âm điều trị, laser, hồng ngoại, kích thích điện, điện giảm đau, từ trường…
Mặc dù đau dây thần kinh tọa là bệnh có thể điều trị khỏi, tuy nhiên việc lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp thì không phải bệnh nhân nào cũng biết. Nắm bắt sai tình trạng bệnh cũng dễ khiến bạn điều trị sai hướng và dẫn đến tình trạng bệnh càng trở nên trầm trọng. Đến với Phòng khám xương khớp YOYA, với đội ngũ bác sĩ được đào tạo bài bản, hàng đầu, phong cách làm việc chuyên nghiệp, các bạn sẽ được bác sĩ của chúng tôi thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất với tình trạng của bệnh nhân. Cam kết chữa khỏi, không có tác dụng phụ, an toàn cho cơ thể
Phòng khám vật lý trị liệu YOYA là nơi bạn có thể đến thăm khám và điều trị các bệnh về xương khớp bằng các phương pháp vật lý trị liệu khá phổ biến hiện nay. Phòng khám tọa lạc ở quận 7 Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2009 cho đến nay. Trải qua nhiều năm thành lập và phát triển, đến nay phòng khám đã có chỗ đứng cũng như là tạo dựng được niềm tin tưởng của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Không gian phòng khám rộng rãi thoải mái và được trang bị rất nhiều thiết bị tân tiến hỗ trợ tốt nhất cho quá trình trị liệu cho bệnh nhân. Đội ngũ bác sĩ đều là những chuyên gia hàng đầu tại Đài Loan, luôn đưa ra phương châm chuyên nghiệp, phục vụ chăm sóc bệnh nhân tận tình lên hàng đầu.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được các ưu đãi và dịch vụ tuyệt vời các bạn nhé!
PHÒNG KHÁM VẬT LÝ TRỊ LIỆU YOYA
Địa chỉ: S52, chung cư Sky Garden Phú Mỹ Hưng, phường Tân Phong, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 – 627 07957/ 028 – 54103992
Qua những chia sẻ về đau dây thần kinh tọa, hy vọng bạn sẽ có thêm những kiến thức bổ ích về căn bệnh này, đồng thời bỏ túi ngay những thông tin bổ ích về cơ sở và các phương pháp chữa trị đau dây thần kinh tọa. YOYA hy vọng sẽ luôn là người bạn đồng hành bền vững, cùng bạn giữ gìn và nâng cao sức khỏe vì một tương lai tốt đẹp hơn!