Đau nhức xương khớp là nỗi lo của rất nhiều người, nhất là những người có độ tuổi từ 40 đến 60 tuổi. Vì độ tuổi này, xương của bạn đã dần bị lão hóa, thiếu canxi dẫn đến bị loãng xương, đồng thời khớp cũng có nhiều ảnh hưởng do quá trình thoái hóa nếu không được quan tâm kịp thời. Trong đó, đau khớp gối là một bệnh thường gặp nhất, gây ra những cơn đau dữ dội và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Phẫu thuật khớp gối hiện là phương pháp được nhiều người lựa chọn để nhằm chấm dứt những cơn đau dai dẳng, lấy lại cân bằng cuộc sống. Và hôm nay, Phòng khám xương khớp YOYA gửi đến bạn bài viết Các phương pháp phục hồi chức năng sau phẫu thuật viêm khớp gối để các bạn tham khảo.
1. Viêm khớp gối và những điều bạn cần biết
1.1 Khớp gối
Khớp gối( articulation genus) là nơi tiếp giáp của ba xương chính, bao gồm khớp bản lề giữa xương đùi với xương chày và khớp phẳng giữa xương bánh chè với xương đùi. Giữa các đầu xương bao phủ bởi một lớp sụn có tác dụng giúp cho các khớp cử động linh hoạt, trơn tru, đồng thời giữ vai trò như một chất đệm ở khớp xương. Tại đây còn có mô hoạt dịch nằm trải dài trên khớp, sản xuất ra chất nhờn và cung cấp dưỡng chất cho sụn.
1.2 Viêm khớp gối
Viêm khớp gối là khi lớp đệm tự nhiên giữa các khớp xương – sụn trơn bị mòn đi, trở nên thô ráp và xù xì. Khi tình trạng này xảy ra, các khớp xương sẽ cọ xát vào nhau chặt hơn, việc hấp thụ các chấn động ở sụn khớp giảm giảm đi, gây đau và gặp khó khăn trong vận động.
1.3. Biểu hiện của viêm khớp gối
- Đau nhức: Đây là biểu hiện rõ ràng nhất của viêm khớp gối, từ những cơn đau không rõ ràng, bệnh dần chuyển nặng đến khi chỉ cần bạn cử động nhẹ ở các khớp gối cũng gây ra cơn đau dữ dội.
- Cứng khớp: Tình trạng này thường xảy ra khi bệnh nhân vừa ngủ dậy, biểu hiện bằng việc khó co duỗi khớp gối hay đi lại gặp khó khăn
- Sưng tấy: Viêm khớp khiến cho phần khớp bị sưng to và tấy đỏ dưới da. Gai xương xuất hiện nhiều khiến cho tràn màn dịch làm bệnh nhân đau nhức.
- Tê mỏi, mất cảm giác: Khi những cơn đau khớp gối kéo dài sẽ gây chèn ép hệ thần kinh, làm bệnh nhân gặp tình trạng tê mỏi.
- Khớp gối phát ra tiếng lạo xạo: Khi khớp gối bị khô và mất quá nhiều nước khiến cho hai đầu xương và sụn cọ xát vào nhau, tạo nên âm thanh lạo xạo.
2. Các phương pháp phục hồi chức năng sau phẫu thuật khớp gối
2.1 Vì sao nên phẫu thuật khớp gối
Khớp gối có vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động của con người, bởi vai trò gánh toàn bộ cơ thể và phải vận động rất nhiều nên nguy cơ bị thoái hóa rất cao. Trong các bệnh lý xương khớp, viêm khớp gối chiếm tỷ lệ cao, làm cho bệnh nhân đau đớn kéo dài. Ở thể nặng của viêm khớp gối ( độ 3, 4), bệnh nhân liên tục gặp phải những cơn đau dữ dội và kéo dài, tình trang đau buốt khớp khiến bệnh nhân mất ngủ triền miên, làm tăng nguy cơ gây bệnh tim mạch. Ngoài ra, việc sử dụng các loại thuốc điều trị dài ngày gây nhiều biến chứng như viêm loét dạ dày, tổn thương gan thận, tăng huyết áp… Phẫu thuật khớp gối được xem là giải pháp điều trị tối ưu, hiệu quả nhất giúp cho bệnh nhân cải thiện tình trạng bệnh, chấm dứt những cơn đau dai dẳng, tránh nguy cơ tàn tật vĩnh viễn và dần lấy lại cân bằng cuộc sống.
2.2 Phục hồi chức năng sau phẫu thuật khớp gối
Sau quá trình phẫu thuật, khớp của bệnh nhân sẽ dần phục hồi, tuy nhiên không được chủ quan mà cần phải tăng cường tập luyện phục hồi chức năng để có thể giúp các khớp linh hoạt và hoạt động mượt mà hơn. Phòng khám xương khớp YOYA xin gửi tới bạn các phương pháp phục hồi chức năng sau phẫu thuật.
2.2.1 Phương pháp điều trị thủ công
Các bài tập theo phương pháp thủ công bắt đầu áp dụng từ 1 đến 2 tuần sau khi phẫu thuật. Với mục đích kiểm soát phù nề, giảm đau và giúp duy trì duỗi gối, gấp gối, rèn luyện sức mạnh của cơ.
- Chườm lạnh: Sau phẫu thuật, chườm lạnh từ 10 đến 15 phút giúp cho các mạch máu co lại, tốc độ dòng máu chậm lại và giảm tuần hoàn tại chỗ, làm giảm phù nề và giảm đau.
- Các bài tập co duỗi, vận động khớp cổ chân, trượt gót chân: Bệnh nhân nằm duỗi thẳng chân, tập co cơ tĩnh chân phẫu thuật, có 5 giây nghỉ 5 giây, tần suất tập tăng lên theo thời gian và chất lượng phục hồi của bệnh nhân.
- Tập đứng trên 2 chân: Lần lượt thay đổi tư thế chịu lực lên từng chân, rèn luyện khả năng thăng bằng khi đứng, tập dồn trọng lượng lên chân phẫu thuật nhằm lấy lại cảm giác.
- Xoa bóp: Xoa bóp nhẹ nhàng mà không cần dùng đến các loại dầu, cao hay thuốc xoa bóp. Cách matxa này tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho bệnh nhân.
2.2.2 Phương pháp điều trị bằng các bài tập thể dục
Các bài tập thể dục nhằm mục tiêu lấy lại tâm vận động của khớp, đồng thời bảo vệ khớp gối tránh vận động quá mức và làm lành vết thương. Tùy vào mức độ và tình trạng của bệnh nhân, sẽ có các bài tập vận động phù hợp như:
- Bài tập duỗi thẳng, gập gối khi tháo nẹp
- Tập nằm chân duỗi thẳng, nâng chân lên cao
- Bài tập dạng, khép khớp háng
- Bài tập xuống tấn
- Bài tập với dụng cụ
- Bài tập với nạng khi đi bộ, leo cầu thang.
2.2.3 Phương pháp điều trị bằng các tác nhân vật lý
Phương pháp này sẽ sử dụng các thiết bị hỗ trợ để bệnh nhân phục hồi chức năng. Đối với từng trường hợp khác nhau sẽ sử dụng các thiết bị trị liệu khác nhau:
- Sử dụng sóng ngắn trị liệu: Phương pháp này sử dụng các bức xạ điện từ có bước sóng tính bằng mét( còn gọi là sóng ngắn), có tác dụng làm tăng nhiệt độ trong tổ chức và gây hiệu ứng sinh học, giúp giảm đau, chống viêm, tăng cường lưu thông mạch máu và tăng nhanh sự dẫn truyền thần kinh vận động.
- Điều trị bằng thiết bị tia hồng ngoại: Tia hồng ngoại giúp giảm những cơn đau, chống cứng cơ, giảm phù nề, kích thích tuần hoàn máu , làm tan máu bầm tím giúp cơ thể bệnh nhân nhanh chóng phục hồi.
- Điều trị bằng sóng siêu âm: Sử dụng sóng siêu âm trong vật lý trị liệu sau phẫu thuật giúp giãn cơ, giãn mạch, tăng oxy tuần hoàn, bớt viêm, kích hoạt quá trình trao đổi chất và làm mềm chất kết dính.
3. YOYA – Phòng khám phục hồi chức năng sau phẫu thuật (H2)
Phục hồi chức năng sau phẫu thuật là hết sức cần thiết với các bệnh nhân phẫu thuật viêm khớp. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách thực hiện các bài tập phục hồi một cách đúng đắn và bài bản, chính vì vậy mà chúng ta cần nhờ đến sự hỗ trợ của các bác sĩ và kỹ thuật viên vật lý trị liệu. Phòng khám xương khớp YOYA tự hào là một trung tâm phục hồi chức năng sau phẫu thuật được nhiều bệnh nhân lựa chọn.
Tọa lạc ở địa chỉ S52, chung cư Sky Garden Phú Mỹ Hưng, phường Tân Phong, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh, tại đây chúng tôi có:
- Đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, có tay nghề đến từ Đài Loan
- Cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị đạt chuẩn
- Phương pháp trị liệu linh hoạt, an toàn, hiệu quả
4. Thực đơn dinh dưỡng cho người vừa phẫu thuật
Sau quá trình phẫu thuật là thời điểm người bệnh cần bổ sung cho cơ thể những chất dinh dưỡng cần thiết để vết thương sớm phục hồi. YOYA khuyên bạn nên bổ sung một cách có khoa học các loại thực phẩm để đạt hiệu quả dinh dưỡng cao nhất:
- Bổ sung thực phẩm giàu canxi giúp xương chắc khỏe như nước hầm xương, tôm, cua, các loại hải sản tươi sống,…tuy nhiên cần lưu ý là ăn một cách khoa học và hợp lý, tránh việc lạm dụng dễ gây bệnh Gout.
- Các loại rau xanh và hoa quả tươi: Cung cấp vitamin và chất xơ giúp hạn chế thoái hóa xương khớp
- Tăng cường tinh bột: Chất tinh bột có trong ngũ cốc, bột mì,..giúp tăng cường miễn dịch và khả năng kháng khuẩn của cơ thể.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa: Trong sữa có nhiều vitamin D và canxi giúp xương chắc khỏe.
Viêm khớp gối là bệnh mang đến cho chúng ta nhiều trở ngại, vì thế quan tâm đến sức khỏe là biện pháp tốt nhất để giúp bạn đề phòng trước những nguy cơ mắc bệnh. Nếu bạn có nhu cầu về phục hồi chức năng sau phẫu thuật, hãy liên hệ cho chúng tôi theo địa chỉ:
PHÒNG KHÁM VẬT LÝ TRỊ LIỆU YOYA
Địa chỉ: S52, chung cư Sky Garden Phú Mỹ Hưng, phường Tân Phong, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 – 627 07957/ 028 – 54103992
Nếu bạn hài lòng về bài viết Các phương pháp phục hồi chức năng sau phẫu thuật viêm khớp gối của Phòng khám YOYA, hãy tìm đọc thêm nhiều bài viết của chúng tôi nữa nhé!