Sự phát triển và hội nhập kéo theo đó là những lo toan cho cuộc sống hằng ngày. Chúng ta luôn phải hoạt động và làm việc hết công suất để duy trì cuộc sống, nhưng lại ít quan tâm đến vấn đề sức khỏe, xương khớp nếu không bị các cơn đau hành hạ. Cơn đau điển hình được nhắc đến và đang có dấu hiệu tăng dần về số lượng qua những năm gần đây chính là đau khuỷu tay. Hãy cùng Phòng khám vật lý trị liệu YOYA tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả đau khuỷu tay qua bài viết dưới đây.
1. Đau khuỷu tay là gì?
Đau khuỷu tay hay còn gọi là đau khớp khuỷu tay, là tình trạng gây đau đớn ở vùng nằm giữa cánh tay và cẳng tay. Việc hoạt động trong một thời gian dài, chịu lực tác động từ nhiều phía, lặp đi lặp lại nhiều lần, hoặc do các chấn thương dẫn đến việc tại vị trí khuỷu tay bị viêm, thoái hóa xương, khớp, chèn ép dây thần kinh, bong gân,… gây ra các hiện tượng đau nhức tại vùng khuỷu tay, hạn chế hoạt động, ảnh hưởng vô cùng lớn đến cuộc sống của người bệnh.
2. Tại sao bạn bị đau khuỷu tay?
Khuỷu tay có cấu tạo từ 3 nhánh xương lớn là xương trụ, xương cánh tay và xương quay, bên cạnh đó, còn có dây chằng và bao khớp khuỷu tay. Các bộ phận liên kết với nhau giúp cho hoạt động co, duỗi thẳng, ngửa, sấp cánh tay được thực hiện dễ dàng. Có thể xem khuỷu tay là cầu nối hỗ trợ hoạt động giữa cánh tay trên và cẳng tay, chính vì vậy mà khuỷu tay thường phải hoạt động thường xuyên, hoặc các hoạt động không đúng tư thế khi mang, xách vật nặng, quá sức, dẫn đến tình trạng sưng, viêm, chấn thương khuỷu tay.
Đau khuỷu tay thường xuất hiện đối với các vận động viên, người chơi Tennis, Golf, người làm các công việc cần sức của cơ bắp, khuỷu tay,…do các chấn thương trong quá trình hoạt động và làm việc, hoặc một số bệnh lý tìm ẩn cũng gây ảnh hưởng đến khuỷu tay. Tình trạng bệnh này thường xuất hiện ở người sau 30 đến 50 tuổi
2.1. Nguyên nhân
Vì chức năng phải hoạt động thường xuyên nên việc đau khuỷu tay thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân, một số nguyên nhân phổ biến như:
– Do tai nạn: Khi té ngã, chúng ta có xu hướng chống tay về phía trước để nâng đỡ cơ thể, khi thực hiện động tác này, cánh tay sẽ chịu toàn bộ phản lực một cách đột ngột, không chỉ làm trật khớp cổ tay mà có nguy cơ ảnh hưởng đến xương khuỷu tay, như gãy, trật khớp,…
– Do chấn thương khi chơi Tennis: Đây là nguyên nhân phổ biến khi bị đau khuỷu tay, khi việc dùng vợt không đúng tư thế, đập bóng quá sức làm căng khuỷu, tổn thương gân cơ bám vào xương khuỷu tay thường gây đau ở bên ngoài cẳng tay và xung quanh xương khuỷu tay.
– Hội chứng Golf: tương tự như hội chứng Tennis đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến, việc các vận động viên, người tham gia các hoạt động như đánh golf đa phần đều có tư thế thẳng khuỷu tay khi tác động lên gậy và bóng, trái với Hội chứng Tennis đay do chơi Golf thường gây đau ở bên trong cẳng tay cùng với quanh xương khuỷu tay.
– Chấn thương khi làm việc: không khó bắt gặp các công việc cần sức lực lớn của đôi tay, như việc bưng, bê các
– Các bệnh lý về xương khớp khác như viêm khớp, thấp khớp, loãng xương, tràn dịch,….
2.2. Các triệu chứng thường gặp
Tùy theo nguyên nhân mà sẽ có các dấu hiệu khác nhau. Khi bị đau khuỷu tay thường có các dấu hiệu theo thời gian như sau:
- Bắt đầu bằng những cơn đau nhẹ, mỏi ở phần khuỷu tay, có thể lan ra cánh tay hoặc cẳng tay. Khi ngừng hoạt động cơn đau sẽ khuyên giảm.
- Sau một thời gian, cơn đau sẽ ngày càng rõ ràng, có cảm giác sưng, đau âm ỉ phía trong xương khuỷu tay, gây khó chịu.
- Khi tình trạng trở nặng có thể dẫn đến mất khả năng cầm, nắm hay vận động nhẹ có tác động đến khuỷu tay. Khi đến giai đoạn này, khuỷu tay sẽ có dấu hiệu viêm hoặc thoái hóa, khiến việc chữa trị gặp khó khăn, thời gian điều trị kéo dài, cũng như giảm khả năng hồi phục.
Bên cạnh đó, nếu việc đau khuỷu tay là do các nguyên nhân là chấn thương, tai nạn thì triệu chứng dễ thấy nhất chính là các cơn đau dữ dội, gây sưng phù, đỏ rát tại vùng khuỷu tay, hoặc biến dạng khuỷu tay, mất khả năng hoạt động tức thì do bể, nứt khuỷu tay gây nên. Đối với các dấu hiệu này, người bệnh sẽ được đưa đến bệnh viện, phòng khám uy tín để điều trị tức thời do các cơn đau vô cùng lớn khiến bệnh nhân không thể chịu nổi.
3. Đau khuỷu tay có nguy hiểm hay không?
Khi bị đau khuỷu tay sẽ gây ra việc suy nhược sức khỏe cũng như hạn chế các hoạt động liên quan đến tay của con người. Đa phần việc đau khuỷu tay thường xuất hiện ở tay thuận, vì thường xuyên hoạt động ở nhiều mức độ khác nhau. Mặc khác, cũng không loại trừ khả năng các tổn thương ở tay không thuận vì đa phần tay không thuận sẽ có xu hướng yếu hơn. Một số trường hợp đau do hoạt động quá sức chỉ cần thời gian nghỉ ngơi thích hợp và thực hiện vài thao tác xoa bóp nhẹ sẽ hồi phục như ban đầu. Ngoài ra, đau khuỷu tay còn xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác cảnh báo cho nguy cơ sức khỏe của bạn, chính vì vậy mà mặc dù đau khuỷu tay không nguy hiểm nhưng nguyên nhân và hậu quả từ việc đau khuỷu tay có thể dẫn đến các biến chứng nguy hại khác cho sức khỏe nếu không được chẩn đoán cũng như điều trị kịp thời.
4. Đau khuỷu tay thông thường và một số bệnh lý khác liên quan
Việc hoạt động quá sức trong một thời gian dài có thể gây ra các cơn đau khuỷu tay thông thường, đối với những cơn đau này, chỉ cần để cánh tay, khuỷu tay nghỉ ngơi trong một thời gian sẽ trở lại bình thường, không nguy hại. tuy nhiên trường hợp đau khuỷu tay do các chứng bệnh về xương khớp lại là một vấn đề đáng báo động, gây ra các hậu quả to lớn cho sức khỏe của người bệnh. Một số bệnh gây đau khuỷu tay có thể kể đến như:
– Thoái hóa đốt sống cổ: tình trạng này thường xảy ra đối với người cao tuổi, là sự lão hóa tự nhiên nhưng hiện này tình trạng bệnh đang có xu hướng trẻ hóa và xuất hiện ở mọi lứa tuổi. tùy theo tình trạng sức khỏe và cơ chế hoạt động của từng người sẽ có các dấu hiệu lão hóa khác nhau, nhưng nhìn chung khi lão hóa đốt sống cổ có thể dẫn đến đau khuỷu tay, các cơn đau này thường không xuất hiện thường xuyên, qua một thời gian sẽ khỏi, chủ yếu đau ở vùng vai gáy, chính vì vậy mà có thể dẫn đến nhầm lẫn hoặc bỏ qua bệnh.
– Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: khi mắc phải căn bệnh này, tương tự như thoái hóa đốt sống cổ, bệnh nhân sẽ thường chịu đau nhiều ở vùng cổ, tuy nhiên khi tình trạng nặng cơn đau sẽ lan xuống vai, khuỷu tay hay cả cánh tay, gây đau mỏi, sưng, viêm.
– Các bệnh lý về xương khớp: viêm xương khớp, viêm thấp khớp, thoái hóa khớp khuỷu tay.
– Bệnh gút: đa phần bệnh này thường sẽ gây đau sưng ở ngón chân cái, tuy nhiên một số trường hợp do hoạt động của từng người mà có thể gây sưng đau ở khủy tay.
– Chèn ép dây thần kinh trụ ở khuỷu tay: có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý này, nhưng ngủ với tư thế gập khuỷu tay cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh, nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra chứng loãng xương khuỷu tay, thoái hóa khớp,… cho người bệnh
5. Phương pháp điều trị hiệu quả
Khi bị chấn thương khuỷu tay có rất nhiều cách để điều trị mang đến khả năng phục hồi hiệu quả cho người bệnh. Tùy thuộc vào tình trạng cũng như nguyên nhân sẽ có cách điều trị khác nhau. Chính vì vậy mà người bệnh cần đến ngay các phòng khám, cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán đúng và điều trị.
Phòng khám vật lý trị liệu YOYA với 20 năm kinh nghiệm trong việc điều trị các bệnh lý về xương, khớp, phục hồi chức năng, là cơ sở uy tín và đáng tin cậy, sẵn sàng trở thành người bạn đồng hành cho sức khỏe của bạn tại Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
5.1. Điều trị tại nhà
Khi hoạt động quá sức, co, duỗi, làm căng cánh tay liên tục lặp đi lặp lại trong một thời gian dài, việc đau nhức khuỷu tay như một điều tất yếu xảy ra. Đối với tình trạng này người bệnh chỉ cần cho mình một thời gian nghỉ ngơi hợp lý, dừng hoặc hạn chế các tác động lên khuỷu tay bị tổn thương, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, cung cấp canxi. Bên cạnh đó có thể sử dụng biện pháp chườm đá tại vị trí đau 20 phút mỗi lần thực hiện 2 đến 3 lần 1 ngày sẽ giúp giảm đau, sưng, mang lại cảm giác thoải mái, tăng quá trình hồi phục. Tuy nhiên biện pháp tại nhà có thể sẽ làm mất đi khoảng thời gian tốt nhất phát hiện và điều trị các bệnh lý về xương khớp khác, khi đến các cơ sở y tế thì tình trạng đã nặng hơn.
Sau khi nghỉ ngơi và chườm lạnh cùng các phương pháp khác như sử dụng thuốc giảm đau, bình xịt, thuốc dán,… từ 2 đến 5 ngày nhưng cơn đau vẫn không khuyên giảm hoặc có dấu hiệu sưng, mất cảm giác, biến dạng khuỷu tay thì người bệnh cần đến các cơ sở y tế ngay lập tức để được kiểm tra.
5.2. Điều trị bằng bài thuốc dân gian
Theo quan niệm và thói quen của người dân Việt Nam ta luôn tin vào các bài thuốc dân gian được truyền miệng qua nhiều đời. Các bài thuốc này nhìn chung là lành tính, nguyên liệu dễ tìm, tuy nhiên phải xác định đúng nguyên nhân mới có thể dùng thuốc một cách hiệu quả. Không thể dùng thuốc cho các chứng đau mỏi thông thường do làm việc quá sức cho các chấn thương nguy hiểm như nứt, bể, gãy khớp khuỷu tay.
Một số bài thuốc dân gian hiệu quả có thể trị đau khuỷu tay:
- Ngâm gừng: Dùng khoảng 2 củ gừng đập dập nấu với muối và 2 lít nước, ngâm khoảng 30 phút mỗi lần, thực hiện mỗi tối.
- Lá lốt: Nấu khoảng 30g lá lốt tươi với 2 bát nước, nấu còn một nữa thì dùng nước uống sau mỗi bữa ăn, nên uống khi nước ấm nóng sẽ dễ uống và mang lại hiệu quả tốt hơn.
5.3. Điều trị bằng thuốc tây
HIện nay ở các quầy thuốc tây có bán rất nhiều loại thuốc giảm đau không kê đơn, người bệnh có thể đến các cơ sở này để mua thuốc uống hoặc các dạng thuốc xịt, thuốc dán tùy theo nguyên nhân và chẩn đoán sơ bộ của người bán. Việc sử dụng các loại thuốc này có ưu điểm là tiện lợi, giảm đau nhanh chóng, được chẩn đoán sơ bộ bởi các dược sĩ. Tuy nhiên, chính vì chẩn đoán sơ bộ để bán thuốc, không tránh khỏi một số trường hợp bán không đúng hoặc đúng nhưng thuốc lại không có tác dụng đối với người bệnh, đồng thời có thể bỏ qua các bệnh lý khác có cùng triệu chứng. Bên cạnh đó việc sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên có thể dẫn đến mất khả năng miễn dịch hoặc mất tác dụng của thuốc, gây khó khăn cho việc điều trị sau này.
5.4. Điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu tại YOYA
Sử dụng thuốc giảm đau hay các phương thuốc dân gian, các cách điều trị tại nhà chỉ là phương pháp hỗ trợ, giúp giảm đau trong một thời gian ngắn, nếu không được kiểm tra bằng các thiết bị hiện đại, từ các y bác sĩ lành nghề chẩn đoán đúng nguyên nhân, về lâu dài sẽ gây ra các biến chứng như viêm, thoái hóa khớp,… khả năng hồi phục cũng sẽ giảm theo thời gian.
Phương pháp vật lý trị liệu là một phương pháp truyền thống trải qua quá trình nghiên cứu và kiểm chứng thực tế, mang lại sự an toàn, hiệu quả cao cho người bệnh, đồng thời không sử dụng thuốc có khả năng gây ra tác dụng phụ hay gây đau đớn cho người bệnh. Vật lý trị liệu điều trị xương khớp, phục hồi chức năng sau phẫu thuật đang được nhiều người tin dùng và có xu hướng tăng trên tiêu chí đảm bảo sức khỏe của người bệnh.
Phòng khám vật lý trị liệu YOYA với đội ngũ y bác sĩ là các chuyên gia đến từ Đài Loan với hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề, cùng với đó là không gian thoáng mát, máy móc hiện đại, đáp ứng nhu cầu điều trị và cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân đến thăm khám. Phương pháp vật lý trị liệu tại YOYA áp dụng trên mọi lứa tuổi, không gây tổn hại đến sức khỏe người bệnh.
Khi đến YOYA bạn sẽ được các chuyên gia trực tiếp kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân đau khuỷu tay bằng các máy móc hiện đại. Sau khi được chẩn đoán đúng nguyên nhân và tình trạng, người bệnh sẽ được các chuyên gia tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả cho từng người. Các phương pháp trị liệu tại YOYA có 3 dạng:
- Điều trị bằng động tác (tập thể dục): điều chỉnh tư thế, các cấu trúc khuỷu tay trở về hình dạng bình thường.
- Phương pháp thủ công (cử động tay): các chuyên viên sẽ trực tiếp thực hiện như châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp làm giãn cơ, giảm đau, tăng tuần hoàn máu,…
- Các thiết bị hiện đại (Mod Dality): Ngoài những kinh nghiệm có được trong thời gian dài hoạt động, phòng khám còn tự hào sở hữu cơ sở thiết bị y tế hiện đại, đáp ứng nhu cầu chữa trị các căn bệnh xương khớp, giúp hồi phục chức năng hoạt động của người bệnh sau phẫu thuật hiệu quả.
Các ưu điểm khi điều trị đau khuỷu tay bằng vật lý trị liệu tại YOYA mà bạn có thể hoàn toàn yên tâm như:
- Đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp
- Trang thiết bị hiện đại
- Đã chữa trị và giúp cho nhiều bệnh nhân lấy lại khả năng hoạt động bình thường sau điều trị
- Tăng sức cho cơ bắp, chỉnh sửa tư thế đúng.
- Hỗ trợ hướng dẫn thực hiện các bài tập thực hiện tại nhà
- Không điều trị bằng thuốc, không ảnh hưởng sức khỏe
- Chi phí điều trị thấp
Ngoài ra còn rất nhiều những ưu điểm khác, giúp bạn yên tâm điều trị và thoải mái tại YOYA
5.5. Phẫu thuật
Đây là phương pháp cuối cùng, chỉ được sử dụng đối với các trường hợp chấn thương nặng, gây biến dạng khuỷu tay như nứt, bể, hay đứt dây chằng cần thực hiện phương pháp này để cố định xương khớp. khi áp dụng phương pháp này chi phí điều trị vô cùng cao, và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nên hầu hết đây được xem là lựa chọn bất khả kháng trong mọi trường hợp.
Tìm hiểu thêm về khoa nội xương khớp tại: Khoa nội xương khớp – Cùng bạn thoát khỏi nỗi đau do bệnh xương khớp
6. Một số cách phòng tránh đau khuỷu tay
Để hạn chế nguy cơ chấn thương hoặc các bệnh lý khác dẫn đến khuỷu tay, YOYA gửi đến bạn các biện pháp phòng tránh hiệu quả sau:
– Chế độ ăn uống khoa học: Tăng cường bổ sung canxi và chất khoáng cho cơ thể trong các thực phẩm như thịt, cá, tôm, sữa, trứng,…và chất xơ có trong rau, củ, quả
– Thực hiện các động tác làm nóng cơ thể, khởi động tốt giúp các dây chằng, xương khớp làm quen và chuẩn bị trước khi vận động bất kỳ môn thể thao nào.
– Duy trì hoạt động, việc thường xuyên duy trì vận động sẽ giúp cơ thể ghi nhớ, thích ứng với việc vận động này, hạn chế các tình trạng đau mỏi khi mới tập. tuy nhiên việc duy trì này cần đảm bảo phù hợp đối với thể trạng của từng người, tránh trường hợp cố sức, có thể khiến cơ thể vừa bị suy nhược, gây đau mỏi, vừa không thể duy trì vận động.
– Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ, bảo vệ khuỷu tay khi lao động hoặc hoạt động thể thao bằng các công cụ hỗ trợ giúp giảm chấn thương khuỷu tay, đảm bảo hoạt động hiệu quả.
Khi có dấu hiệu đau mỏi khuỷu tay, cần đến các phòng khám, cơ sở uy tín để được phát hiện và điều trị sớm nhất.
Khuỷu tay có cấu tạo đặc biệt ảnh hưởng đến khả năng hoạt động hàng ngày của mỗi chúng ta, vì vậy khi có các dấu hiệu đau khuỷu tay, hãy liên hệ ngay đến Phòng khám xương khớp YOYA theo địa chỉ:
PHÒNG KHÁM VẬT LÝ TRỊ LIỆU YOYA
Địa chỉ: S52, chung cư Sky Garden Phú Mỹ Hưng, phường Tân Phong, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 – 627 07957/ 028 – 54103992
Thông qua bài viết trên, phòng khám vật lý trị liệu YOYA mong muốn cung cấp được các thông tin bổ ích để chăm sóc tốt sức khỏe của bạn và gia đình bạn.