Nguyên nhân và cách khắc phục đau nhức xương khớp sau sinh

Mặc dù bệnh đau nhức xương khớp sau khi sinh không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nhưng nếu mẹ không được kiểm soát kịp thời thì tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến cả mẹ và bé. Làm rõ nguồn gốc cơn đau sẽ giúp mẹ bỉm sớm tìm ra biện pháp khắc phục phù hợp. 

1. Như thế nào là đau nhức xương khớp?

Hậu sản là nỗi lo về những vấn đề sức khỏe, bao gồm cả thể chất lẫn tinh thần, mà mẹ phải gặp trong giai đoạn đầu sau khi sinh con. Trong đó triệu chứng phổ biến nhất mà mẹ thường gặp phải là đau nhức xương khớp.

Theo nghiên cứu thì có tới hơn 80% phụ nữ sau khi sinh gặp vấn đề với xương khớp. Những cơn đau nhức xương khớp không chỉ gây khó chịu cho mẹ mà nó còn cản trở việc mẹ tự tay chăm sóc, nuôi dưỡng bé. Do vậy, không ít phụ nữ đang quan tâm đến nguyên nhân gây đau xương khớp sau khi sinh đồng thời các cách điều trị an toàn, hiệu quả.

2. Nguyên nhân khiến mẹ bị đau nhức xương khớp sau sinh?

2.1 Mẹ có tiền sử mắc các bệnh về xương khớp

Trong khoảng thời gian đầu sau khi sinh, hệ miễn dịch của người mẹ tương đối yếu, điều này tạo điều kiện thuận lợi đối với các vấn đề sức khỏe phát sinh. Vì vậy, nếu người mẹ có các tiền sử mắc bệnh liên quan đến cơ xương khớp ví dụ như thoái hóa cột sống, chấn thương dây chằng, hoặc trật khớp,… việc mẹ bắt gặp triệu chứng đau nhức xương khớp trong giai đoạn sau khi sinh này là điều khó tránh khỏi.

Một số phụ nữ sau khi sinh còn gặp các tình trạng nghiêm trọng hơn, họ cho biết tình trạng xương khớp bị đau nhức bị kéo dài và tệ hơn trước đó rất nhiều.

2.2 Cơ thể mẹ chưa được phục hồi sau sinh

Trong thời kỳ mẹ bầu mang thai, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều hormone relaxin. Chúng có tác dụng giúp cho khung xương mẹ được nở rộng để giúp thai nhi có không gian được phát triển. Từ đó sẽ làm cho phụ nữ được sinh nở một cách dễ dàng hơn.

Tuy vậy, hormone relaxin sẽ có thể khiến cho các bộ phận và vùng cột sống khác bị mất đi tính ổn định. Điều này khiến cho mẹ bầu trở nên khó vận động hơn và gây ra những cơn đau dai dẳng triền miên. Nồng độ estrogen trong cơ thể thay đổi sau khi sinh cũng có khả năng gây áp lực lên cấu trúc xương khớp của người phụ nữ, dẫn đến tình trạng đau nhức khó chịu kéo dài. Đồng thời cũng làm cho khả năng vận động của họ cũng suy giảm đáng kể.

2.3 Mẹ bị thiếu dinh dưỡng

Trong giai đoạn mang thai này, mẹ bầu sẽ bị thiếu canxi do cơ thể sẽ tích lũy lượng khoáng chất này để hình thành khung xương cho thai nhi. Nồng độ canxi quá thấp mức cần thiết có nguy cơ dẫn đến chứng loãng xương về sau. Điều nãy cũng sẽ khiến mẹ thường xuyên cảm thấy đau nhức xương khớp.

Ngoài canxi, phụ nữ đang mang thai và sau khi sinh con còn thường bị thiếu hụt nhiều dưỡng chất thiết yếu khác như sắt, vitamin D, magie… từ đó kéo theo hàng loạt triệu chứng như đau mỏi gối, đau cổ tay, đau thắt lưng…

2.4 Mẹ tăng cân đột ngột trong quá trình mang thai

Hiện tượng tăng cân khi mang thai là chuyện hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, việc tăng cân quá nhanh trong thời gian ngắn sẽ gây áp lực nặng nề lên các cấu trúc xương khớp, đặc biệt là xương chậu và khớp gối.

Nguyên nhân chịu áp lực là do hai bộ phận này chịu trách nhiệm chống đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể, nên tình trạng đau nhức tại đây cũng sẽ bị nghiêm trọng hơn so với ở những khớp khác.

Mặt khác, vùng xương chậu của mẹ bầu cũng sẽ mở rộng để giữ thai nhi. Nếu phạm vi mở rộng quá lớn thì các dây chằng tại đây sẽ bị giãn đi đáng kể đồng thời khó phục hồi sau khi sinh. Do vậy đã không ít phụ nữ sau khi sinh cảm thấy đau nhức vùng chậu trong thời gian dài.

2.5 Mẹ bị tổn thương cột sống khi mang thai

Sự phát triển của thai nhi còn có khả năng gây sức ép lên các đốt sống thắt lưng, khiến cho bộ phận này bị uốn cong bất thường. Đồng thời, điều này còn làm ảnh hưởng đến các nhóm cơ, các dây chằng và các rễ thần kinh tại đây, do vậy đã kéo theo triệu chứng đau thắt lưng

Tình trạng đau nhức là phản ứng sinh lý hết sức bình thường và sẽ biến mất dần sau khi phụ nữ sinh con một khoảng thời gian. Tuy nhiên, trên thực tế cột sống sẽ cần thời gian dài để khôi phục đường cong như ban đầu. Vì vậy, phụ nữ sau khi sinh vẫn có thể phải tiếp tục chịu đựng các cơn đau lưng trong vài tuần tiếp theo thậm chí là lâu hơn.

2.6 Nhiễm lạnh

Sau khi sinh con, cơ thể của người mẹ sẽ bị suy yếu và tổn thương khí huyết. Khi ấy, mẹ sẽ bị nhiễm lạnh hơn và khiến cho toàn thân dễ bị đau nhức.

2.7 Duy trì tư thế sai khi sinh hoạt

Trong thời gian nuôi bé họ thường phải đứng nhiều, ngồi khom lưng và nằm ngủ sai tư thế. Chính vì vậy đã khiến cho hệ xương khớp bị đánh mất đi tính ổn định và gây ra triệu chứng đau nhức.

2.8 Mẹ lười vận động

Những tổn thương sau khi phụ nữ sinh con sẽ khiến cho phụ nữ trở nên lười vận động. Tình trạng này diễn ra lâu dài sẽ  khiến cho mô mềm và hệ xương khớp phải gánh chịu những áp lực đáng kể đồng thời còn làm cho quá trình tuần hoàn, lưu thông máu sẽ bị ngăn cản.

woman stretching rubbing stiff back muscles

2.9 Làm việc gắng sức

Sau khi sinh mà người mẹ không được nghỉ ngơi, trái lại còn làm việc gắng sức hoặc đi lại nhiều sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể sẽ bị đau nhức xương khớp. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do hệ xương khớp và dây chằng bị nới lỏng khiến cho toàn thân bị đau nhức.

2.10 Cơ thể mẹ thiếu máu

Tình trạng thiếu máu sau sinh là do cơ thể phụ nữ bị mất đi một lượng máu nhất định khi sinh nở. Điều này khiến cho các khớp xương không thể nhận đủ lượng máu cần thiết  và gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ xương khớp sau này.

3. Cách khắc phục tình trạng gây đau nhức xương khớp sau sinh

3.1 Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng khoa học

  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D và canxi như hạnh nhân, các loại đậu, rau xanh, nấm, phô mai, lòng đỏ trứng…
  • Bổ sung đủ các loại thực phẩm giàu magie như các hạt ngũ cốc nguyên hạt, chuối, bơ, sô cô la đen,…
  • Thực phẩm giàu sắt: Rau lá màu xanh đậm, các loại đậu, hạt, bơ đậu phộng,…
  • Thực phẩm dồi dào khoáng chất vitamin C: Khoai tây, dâu tây, việt quất…
  • Nên kiêng sử dụng các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ như đồ ăn chiên xào , thức ăn chiên rán quá nhiều dầu, thực phẩm chứa nhiều muối hoặc đường, nội tạng động vật, thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản.

3.2 Cải thiện lối sống

Thường xuyên tập các bài tập hay các bộ môn như đi bộ, tập yoga.

  • Phụ nữ nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày sau khi sinh để nâng cao khả năng phục hồi của các hệ thống xương khớp.
  • Điều chỉnh tư thế đúng trong sinh hoạt, ngồi đúng, nên nằm ngửa hoặc ngủ nghiêng, không nên ngồi hay đứng quá lâu tại một chỗ.
  • Nên thay đổi những thói quen xấu như sử dụng chất kích thích, thuốc lá, nằm ngồi bất động tại một chỗ quá lâu, …
  • Cân bằng và điều chỉnh giữa thời gian nghỉ ngơi cũng như làm việc để giúp cho hệ xương khớp được phục hồi tốt nhất.

Tham khảo thêm về nguyên nhân gây chấn thương thể thao tại: 5 Nguyên nhân thường gặp gây ra chấn thương trong thể thao

3.3 Phương pháp vật lý trị liệu bằng liệu pháp nhiệt

Việc sử dụng các liệu pháp nhiệt có tác dụng ngăn ngừa cơ thể nhiễm lạnh, tăng cường sự lưu thông máu và giúp rút ngắn thời gian điều trị sau khi phụ nữ sinh con. Ngoài ra liệu pháp này còn giúp phụ nữ hạn chế tình trạng tê bì chân tay, giảm viêm, cứng khớp hiệu quả.

Chỉ sau và buổi thực hiện phương pháp trị liệu, chị em sẽ cảm thấy xương khớp thoải mái hơn rất nhiều và không còn bị đau nữa. Phương pháp này sẽ càng tốt hơn nếu bạn được điều trị tại khoa xương khớp của phòng khám YOYA Orthopedic Physical Therapy. Bởi khi đến đây bạn sẽ được trải nghiệm kỹ thuật tiên tiến nhất cùng các phương pháp điều trị tối ưu tại đây.

Phòng khám vật lý trị liệu YOYA chúng tôi được xây dựng từ năm 2009 trải qua nhiều năm phát triển đã có chỗ đứng vững trong ngành cũng như tạo được niềm tin cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Với không gian thoáng đãng và các thiết bị hiện đại sẽ là một nơi rất tốt trong việc điều trị của bệnh nhân.

Hãy liên hệ tới phòng khám chúng tôi theo địa chỉ:

S52 Sky Garden, Phú Mỹ Hưng, phường Tân Phong, quận 7, TP. Hồ Chí Minh

Email: x25429yoya@gmail.com

Số điện thoại liên hệ: 028-62707957

    028-54103992

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về vấn đề đau xương khớp sau sinh đang được quan tâm bởi nhiều bà mẹ bỉm sữa. Hi vọng qua bài viết này các mẹ sẽ tìm được cho mình những biện pháp phù hợp để điều trị dứt điểm căn bệnh này.