NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

Hiện nay, chắc hẳn chúng ta không còn xa lạ gì khi nghe nhắc đến bệnh “tai biến mạch máu não” nữa rồi đúng không? Đây là căn bệnh đưa lại nỗi sợ hãi cho rất nhiều người, cũng đã đem lại rất nhiều hậu quả nặng nề cho người bệnh như bị liệt nửa người, méo miệng, mất tiếng,…hay thậm chí là tử vong. Hôm nay, Phòng khám xương khớp YOYA đưa đến bạn bài viết Những điều bạn cần biết về tai biến mạch máu não, hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức y học để có thể phần nào phòng tránh được căn bệnh này.

1. Tai biến mạch máu não

1.1 Tai biến mạch máu não là gì?

Tai biến mạch máu não ( hay còn gọi là đột quỵ não) là hiện tượng mạch máu não bị vỡ hoặc tắc mà không do chấn thương sọ não, làm gián đoạn cung cấp máu cho não một cách đột ngột, dẫn tới não bị thiếu oxi và chất dinh dưỡng khiến cho các tế bào não chết dần. Thời gian càng dài thì não tổn thương càng nặng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, để lại những di chứng nặng nề như tê liệt, không giao tiếp được, thậm chí có thể gây tử vong.

251 1

1.2 Phân loại tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não có thể chia ra làm 2 loại như sau:

Nhồi máu não: Loại tai biến này chiếm đến 80% số ca bệnh. Xảy ra do lưu lượng tuần hoàn máu lên não bị hẹp hoặc tắc, khiến cho một phần não sẽ bị ngừng cung cấp máu, càng kéo dài thời gian thì tổn thương càng trở nên nghiêm trong.

Thời gian vàng cho quá trình cấp cứu bệnh nhân là trong vòng 4 tiếng. Tuy nhiên để tránh tổn thương não và hạn chế nguy cơ để lại di chứng, nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế sớm nhất có thể.

– Xuất huyết não: Mặc dù chỉ chiếm có 20% số ca bệnh, nhưng tỉ lệ bệnh nhân tử vong do thể nay lại rất cao, nguyên nhân do máu tràn vào mô và làm tổn thương đến não gây nên tình trạng phù não. Khi đó áp lực các mô xung quanh tăng lên, giết chết tế bào não và cuối cùng là vỡ mạch máu não.

Khác với nhồi máu não, xuất huyết não chỉ có khoảng 3 phút để cấp cứu bệnh nhân. Bỏ qua khoảng “ thời gian vàng” này, bệnh nhân sẽ nhanh chóng tử vong hoặc nếu sống sót thì cũng để lại hậu quả vô cùng nặng nề.

1.3 Nguyên nhân tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não không tự nhiên sinh ra mà nó do các căn bệnh có sẵn trong cơ thể gây nên. Phòng khám xương khớp YOYA sẽ chỉ ra cho bạn các nguyên nhân sau:

– Tăng huyết áp: Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tai biến mạch máu não. Huyết áp tăng cao gây tổn thương thành mạch máu, lâu dần khiến thành mạch tổn thương và vỡ ra gây vỡ mạch máu não. Người bị cao huyết áp dễ bị tai biến tuy nhiên tỷ lệ khá cao dân chúng không ý thức được nguy cơ này.

– Xơ vữa động mạch: Đây là bệnh do động mạch bị xơ cứng, mảng xơ vữa trong lòng động mạch làm chít hẹp dần lòng mạch gây nên tắc mạch. Máu không lưu thông được hình thành nên các cục máu đông chạy dần lên não gây nên tắc nghẽn dẫn đến tai biến mạch máu não.

– Đái tháo đường: Đây cũng là một nguyên nhân thường gặp gây tai biến. Bệnh làm cho toàn bộ hệ thống động mạch tổn thương, làm tăng tỷ lệ mắc đột quỵ não từ 2 đến 6 lần.

– Bệnh tim: Một số trường hợp mắc bệnh về tim như rung nhĩ, hẹp van hai lá, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn,..dễ bị đột quỵ do các cục máu đông hay cục sùi từ buồng tim, van tim bị trôi theo dòng máu làm tắc đột ngột dòng máu nuôi não gây tai biến mạch máu não.

– Ngoài ra còn những nguyên nhân từ các bệnh lý nền khác.

2. Những ai có thể trở thành nạn nhân của tai biến mạch máu não

Trong tất cả chúng ta, ai cũng đều có khả năng trở thành nạn nhân của bệnh tai biến mạch máu não, cho dù là người trẻ hay khỏe mạnh. Trong đó, tỷ lệ mắc tai biến nhiều nhất gồm những đối tượng sau:

  • Người cao tuổi
  • Người có bệnh nền (tim mạch, cao huyết áp, béo phì, mỡ trong máu,..)
  • Người hay uống rượu, bia, hút thuốc lá
  • Người trong gia đình từng có người bị tai biến
  • Người có lối sống sinh hoạt không khoa học ( thức khuya, tắm khuya,..)

3. Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não

3.1 Vì sao phải phục hồi chức năng sau tai biến

Thực tế cho thấy, tai biến mạch máu não có tỷ lệ tử vong rất cao ( đứng thứ 2 sau bệnh tim mạch). Những người may mắn được cứu sống có tới 90% phải chịu đựng các di chứng ảnh hưởng đến thần kinh, vận động và tâm lý. Vì vậy, tại sao phải phục hồi chức năng sau tai biến?

3.1.1 Để phục hồi những biến chứng bệnh tai biến như:

– Rối loạn ngôn ngữ ( mất khả năng nói, nói ngọng, lắp, không nói được cả câu,…)

– Tổn thương dây thần kinh ( méo miệng, liệt mặt, không thể biểu lộ cảm xúc,…)

– Rối loạn chức năng vận động, rối loạn tiêu hóa,…

3.1.2 Giúp bệnh nhân lấy lại cân bằng cuộc sống, thực hiện được một số việc tự phục vụ như cầm, nắm, vận động bước đi,…

3.1.3 Giảm áp lực tâm lý, giúp bệnh nhân xóa tan mặc cảm, tự ti, vui vẻ, tự tin trong cuộc sống.

3.2 Các phương pháp phục hồi chức năng sau tai biến

Phục hồi chức năng sau tai biến là phương pháp hữu hiệu giúp bệnh nhân lấy lại cân bằng trong cuộc sống. Kỹ thuật này hỗ trợ bệnh nhân phục hồi lại chức năng của các bộ phận trên cơ thể đã bị tổn thương trước đó, giúp bệnh nhân có thể sinh hoạt lại bình thường và rèn luyện một sức khỏe tốt. Một số phương pháp phục hồi chức năng sau tai biến được Phòng khám xương khớp YOYA  giới thiệu sau đây:

– Điều trị bằng y học dân tộc: Châm cứu, bấm huyệt được xem là một biện pháp phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não khá hiệu quả. Việc dùng kim châm và các huyệt đạo giúp khai thông các kinh mạch đã bị tê liệt, nối lại mối liên kết giữa hệ thần kinh trung ương và cơ thể, tạo ra kích thích phục hồi các kinh mạch, khai thông khí huyệt giúp kết nối các phản xạ liên lạc lên não bộ.

– Điều trị bằng các bài tập phục hồi chức năng: Đây là phương pháp giúp cho bệnh nhân tai biến phục hồi nhanh và tương đối hiệu quả. Dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế, kỹ thuật viên có chuyên môn và kinh nghiệm, bệnh nhân sẽ được tập luyện các bài tập từ cử động đơn giản đến tập cùng dụng cụ hỗ trợ. Căn cứ vào tình trạng của bệnh nhân để đưa ra các bài tập phù hợp, ví dụ như:

+ Bài tập ở tư thế nằm: gập vai, duỗi cánh tay, duỗi chân, co chân vuông góc

+ Bài tập sinh hoạt hàng ngày: mặc, cởi quần áo, cởi nút áo, di chuyển ở phạm vi nhỏ

+ Bài tập đứng với nạng, đứng thăng bằng

+ Bài tập các động tác: cầm, nắm tay, duỗi chân, tập cơ tay, khớp chân, khớp háng.

+ Tập với thiết bị hỗ trợ như xe tập đi hoặc gậy để ổn định và hỗ trợ sức mạnh mắt cá chân, giúp giữ thăng bằng trong khi học lại cách đi bộ

+  Bài tập nhận thức và tình cảm: giúp bệnh nhân điều trị rối loạn giao tiếp, cải thiện khả năng nghe, nói, điều chỉnh cảm xúc tâm lý.

3.3 Những lưu ý để đề phòng tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não là bệnh vô cùng nguy hiểm, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể đề phòng việc mắc phải bằng cách thực hiện tốt những lưu ý sau:

  • Kiểm soát huyết áp thật tốt: Cao huyết áp là nguyên nhân gây nên tai biến mạch máu não, chính vì thế mà việc thường xuyên kiểm tra huyết áp của mình sẽ giúp bạn thật nhiều trong việc đề phòng tai biến.
  • Kiểm soát đường huyết và mỡ máu: Cũng giống như huyết áp, bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm gây béo phì và chứa lượng đường cao để giúp cho cơ thể khỏe mạnh
  • Ăn thực đơn khoa học: Việc bổ sung dinh dưỡng một cách đầy đủ và khoa học sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt.
  • Chế độ sinh hoạt: Xây dựng cho mình những thói quen như đi ngủ sớm, không tắm khuya,…

4. Phòng khám YOYA – Nơi lấy lại hy vọng cho các bệnh nhân bị tai biến

Được thành lập từ năm 2009, Phòng khám xương khớp YOYA với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, uy tín, nhiều kinh nghiệm đến từ Đài Loan đã hỗ trợ cho rất nhiều bệnh nhân tai biến lấy lại được khả năng vận động. Tại đây chúng tôi có các phương pháp điều trị hiệu quả, tiên tiến, an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân. Cùng với hệ thống trang thiết bị nhập khẩu, phòng bệnh rộng rãi, thoáng mát, rất nhiều bệnh nhân đã chọn YOYA là nơi gửi gắm hy vọng.

Nếu bạn quan tâm và muốn YOYA đồng hành cùng bạn trong hành trình phục hồi sau tai biến, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi: 

PHÒNG KHÁM VẬT LÝ TRỊ LIỆU YOYA

Địa chỉ: S52, chung cư Sky Garden Phú Mỹ Hưng, phường Tân Phong, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 – 627 07957/ 028 – 54103992

Hy vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức qua bài viết Những điều bạn cần biết về tai biến mạch máu não mà Phòng khám xương khớp YOYA mang đến ngày hôm nay. Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về sức khỏe nào nữa, hãy nhắn tin để YOYA hỗ trợ bạn nhé!