THUỐC BÔI CHẤN THƯƠNG THỂ THAO VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG

Trong khi hoạt động thể thao, chúng ta không thể tránh khỏi các chấn thương từ đơn giản đến phức tạp. Ngoài việc sơ cứu lập tức sau khi chấn thương, điều trị tại chỗ bằng thuốc bôi trong bệnh ngoài da là một trị liệu vô cùng quan trọng không thể xem nhẹ. Nhiều chấn thương chỉ cần sử dụng thuốc bôi là có thể khỏi hoàn toàn, giúp bạn giảm nhanh cơn đau và cải thiện tình trạng trong thời gian ngắn. Thuốc bôi ngoài da rất phong phú đa dạng, có nguồn gốc khác nhau và cũng mang lại nhiều tác dụng khác nhau. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu thông tin về thuốc bôi chấn thương thể thao và những lưu ý khi sử dụng nhé!

1. Khi nào bạn cần bôi thuốc trong chấn thương thể thao?

Những chấn thương thể thao cấp tính thường gặp là căng cơ, dập gân cơ, giãn cơ – dây chằng… Khi cơ căng quá mức có thể làm các sợi gân cơ bị xé rách gây đau và chảy máu trong mô mềm (gồm cơ và mô xung quanh, gây sưng bầm dưới da). Trong hầu hết những trường hợp này, sau khi sơ cứu chấn thương có thể sử dụng các loại thuốc thoa giảm đau, hạn chế chảy máu trong mô mềm, giúp cải thiện tình hình nhanh hơn.

Thời gian bôi thuốc phải cách ít nhất 48 giờ từ lúc chấn thương. Sau khi sơ cứu vết thương, nếu còn đau nhiều thì có thể dùng thêm loại thuốc thoa giảm đau – kháng viêm.

Thông thường chỉ nên dùng thuốc thoa sau 2 – 3 tuần vì đây là giai đoạn phục hồi các tổn thương nhẹ. Khi đó cần tăng lưu lượng máu nuôi để cung cấp chất dinh dưỡng, oxy cho tế bào hàn gắn vết thương và giúp mô mềm đàn hồi, giảm co thắt, giảm cứng khớp. 

ankle injury with dislocation sprains tight bandage with bandage ointment treatment 73118 3

2. Thuốc bôi chấn thương tác động đến cơ thể bạn như thế nào?

2.1 Thành phần

Một công thức thuốc bôi ngoài da có hai thành phần cơ bản là hoạt chất và tá dược.

2.1.1. Hoạt chất

Hoạt chất là chất có tác dụng điều trị bệnh. Các hoạt chất được sử dụng phổ biến:

+ Chống viêm có corticoid như hydrocortison, methyl prednisolon, dexamethason, fluomethazon, fluocinolon, betamethason…

+ Chống viêm không corticoid như indomethacin, butazolidin, diclofenac, tacrolimus.

+ Tác dụng chống ngứa như phenergan

+ Sát trùng: nitrat bạc.

+ Chống nhiễm trùng: các loại kháng sinh

2.2.2. Tá dược

Bản thân tá dược không có tác dụng điều trị mà có tác dụng dẫn thuốc vào da. Tùy theo dạng thuốc, tùy loại tá dược mà thuốc có tác dụng trên mặt da, ngấm nông hay sâu xuống tổ chức dưới da. Các tá dược được sử dụng thường là nước, cồn, glycerin, lanolin, vaselin, bột. 

2.2 Công dụng

– Giảm đau: 

• Menthol: là hoạt chất ức chế thụ thể cảm giác đau (tương tự gây mất cảm giác tại chỗ) làm giảm cảm giác đau của mô mềm và khớp. Nồng độ càng cao thì tác dụng càng mạnh nhưng không thật sự cần thiết vì có thể gây bỏng rát. Menthol chiết xuất tự nhiên có trong tinh dầu bạc hà tốt hơn cho da so với loại được tổng hợp.

• Capsicum/capsaicin: làm giảm hoạt chất P là chất dẫn truyền thần kinh của cảm giác đau.

• Peppermint, eucalyptus, cayenne pepper…

– Chống viêm

Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) như Ketoprofen, Diclofenac, Piroxicam… 

• Ức chế chọn lọc tổng hợp prostagladin.

• Giảm đau khởi phát do bradykinin và cytokine do ức chế TNF-alpha.

Giảm tổn thương mô, giảm chảy máu

• Giảm thoái hóa chất nền sụn vì ức chế tổng hợp metalloprotease.

• Ức chế giải phóng histamin từ bạch cầu ái toan và dưỡng bào.

3. Những lưu ý khi sử dụng thuốc bôi chấn thương thể thao

3.1 Những sai lầm trong việc sử dụng thuốc bôi chấn thương

– Cần đặc biệt lưu ý đến thời gian sử dụng thuốc bôi. Không nên bôi ngay sau khi chấn thương mà thường bôi trong khoảng 48h sau chấn thương. Có thể dùng cho các chấn thương rách gân – cơ – dây chằng sau khi đã hết hiện tượng đau, sưng và viêm. Chỉ ở giai đoạn này mới được dùng thuốc thoa có tinh dầu gây nóng, hoặc loại hỗn hợp tinh dầu gây nóng và NSAID. Những chấn thương nặng hơn chỉ được sử dụng loại này sau 4 – 5 tuần.

– Với các thuốc có tác dụng phụ làm giãn mạch và tăng tuần hoàn máu tại chỗ. Nếu thoa lên tổn thương trong 48 – 72 giờ đầu sẽ bị tăng chảy máu, làm sưng đau tăng lên, hiện tượng viêm kéo dài. Hậu quả là chấn thương lâu lành, dễ bị xơ chai mô bị thương, mô bị thương lành sẹo xấu và dễ bị tái phát. Ngoài ra còn gây viêm, phỏng, dị ứng da nếu lạm dụng.

– Nếu bạn sử dụng nhiều loại thuốc cùng lúc, cần đảm bảo rằng các hoạt chất không có tính tương kỵ dược lý.

– Không nên băng chặt nếu dùng thuốc chống viêm dạng gel hay creme vì sẽ tăng sự thấm thuốc, gây kích ứng da và những phản ứng không mong muốn.

– Lưu ý khi vết thương hở: Đối với những vết thương hở, cần cẩn trọng trong việc sử dụng thuốc bôi. Bạn nên chọn những loại thuốc bôi chuyên dùng cho vết thương hở dựa vào các tiêu chí: Có khả năng sát khuẩn vết thương, an toàn, không gây kích ứng da, không chứa kháng sinh và các chất ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương hoặc gây thêm tổn thương cho da và cơ.

– Thuốc bôi chứa corticoid không nên sử dụng với lượng lớn trong thời gian dài, tránh gây kích ứng da. Không nên bôi quá nhiều mà nên sử dụng lượng phù hợp với giới tính, tuổi và phần da của cơ thể.

3.2 Tác dụng phụ mà bạn có thể gặp phải khi bôi thuốc

– Khi sử dụng kem bôi làm tan vết bầm có thể xuất hiện tình trạng nóng rát, ngứa ngáy, khó chịu… bề mặt da.

– Cảm giác châm chích có thể thường xuyên xảy ra khi mới bôi corticoid tại chỗ, bởi vì hiện tượng viêm tiềm ẩn và da bị tác động. Các tác dụng phụ tại chỗ có thể xuất hiện khi dùng corticoid bôi loại mạnh hằng ngày trong thời gian dài (vài tháng), tình trạng này xảy ra do chỉ định loại thuốc quá mạnh không cần thiết cho vùng da điều trị hoặc chỉ định không phù hợp.

3.3 Khi nào bạn cần tới sự tư vấn của bác sĩ?

Nếu cơn đau của bạn kéo dài trên 1 tuần hoặc không thuyên giảm sau khi sử dụng thuốc thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và thăm khám trực tiếp. Bạn cũng nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ ngay từ khi chọn các loại thuốc bôi để có thể lựa chọn loại thuốc phù hợp với đặc điểm vết thương và thể trạng của bạn. Đồng thời có thể được cảnh báo trước các tác dụng phụ cũng như liều lượng thích hợp, tránh bôi quá ít làm giảm hiệu quả hoặc quá nhiều gây nên các tác dụng ngược. 

4. YOYA – Địa chỉ tin cậy cho bệnh nhân chấn thương thể thao

4.1 Về chúng tôi

Phòng khám vật lý trị liệu YOYA  có mặt tại khu vực quận 7 Thành Phố Hồ Chí Minh vào năm 2009. Hiện có 3 vị  y bác sĩ chuyên nghiệp đến từ Đài Loan. Với không gian thoải mái, hệ thống phòng ốc hiện đại, cùng các thiết bị kỹ thuật tiên tiến. Bệnh nhân được thăm khám điều trị tận tình ngay tại phòng khám và cung cấp các dịch vụ điều trị ưu việt nhất. 

4.2 YOYA – Địa chỉ tin cậy cho bệnh nhân chấn thương thể thao

YOYA là trung tâm Vật lý trị liệu thông qua 3 hình thức: điều trị bằng động tác, điều trị bằng phương pháp thủ công và điều trị  bằng thiết bị. Các phương pháp trị liệu được thực hiện bởi chuyên viên vật lý trị liệu đảm bảo sự hồi phục sức khỏe cho bệnh nhân. Đội ngũ y bác sĩ với phương châm là tính chuyên nghiệp, phục vụ tận tình, hỗ trợ và chăm sóc bệnh nhân 1 cách tốt nhất.

Hãy liên hệ YOYA để nhận được điều trị ưu việt thông qua địa chỉ liên hệ:

YOYA Orthopedic Physical Therapy

Địa chỉ: S52 Sky Garden Phú Mỹ Hưng, Phường Tân Phong, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Số điện thoại: 028-62707957/028-54103992

Những cơn đau do chấn thương trong thể thao mang lại có thể sẽ khiến các loại thuốc bôi trở nên rất cần thiết với bạn. Tuy nhiên hãy luôn nhớ rằng thuốc bôi có thể làm những tổn thương biến mất nhanh chóng hoặc cũng có thể làm nó nghiêm trọng hơn. Vì vậy bạn cần phải có những kiến thức đúng về thuốc bôi chấn thương trong thể thao và những lưu ý khi sử dụng để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất khi sử dụng thuốc. Hãy luôn quan tâm đến cơ thể của bạn và duy trì những thói quen vận động lành mạnh nhé!